Giải pháp về nhân sự

Một phần của tài liệu 1256 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 111 - 115)

Con người luôn là yếu tố giữ vai trò quyết đinh trong mọi hoạt động. Quy trình nghiệp vụ do con người xây dựng và thực hiện. Các quy tắc, quy đinh, các thông lệ quốc tế cũng được hình thanh từ thực tiễn họat động TTTM. Để đảm bảo chất lượng TTTM an toàn và không ngừng được nâng cao cán bộ làm TTTM phải tinh thông về nghiệp vụ, am hiểu luật áp dụng, thông thạo ngoại ngữ và có tư chất đạo đức tốt.

Nghiệp vụ TTTM rất phức tạp, liên quan đến nhiều loại chứng từ, nhiều phương tiện thanh toán và nhiều quy tắc, quy định. Ứng với mỗi tình huống có một quy trình xử lý khác nhau với trách nhiệm và quyền lợi của các đối tác tham gia khác nhau. Ngân hàng luôn là một chủ thể tham gia trong các họat động TTTM, với nhiều vai trò khác nhau. Nếu cán bộ ngân hàng không nắm chắc quy trình nghiệp vụ, không biết các thao tác xử lý và vai trò của mình trong từng giao dịch thì sẽ không thể tránh khỏi các sai sót trong quá trình thực hiện hoạt động TTTM, không chỉ liên quan đến các phương thức thanh toán, phương tiện thanh toán mà còn liên quan đến cả nghiệp vụ vận tải, bảo hiểm, giao nhận... Tức là phạm vi liên quan rất rộng lớn, rất phức tạp và

chuyên sâu. Các nghiệp vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh huởng lẫn nhau không thể tách rời. Một cán bộ TTTM đòi hỏi phải tinh thông không chỉ về nghiệp vụ TTTM mà con phải am hiểu các nghiệp vụ liên quan nhu vận tải, bảo hiểm, giao nhận... Cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ các quy định của luật pháp trong nuớc cũng nhu luật pháp quốc tế về các nghiệp vụ TTTM nhu các phuơng thức thanh toán, các phuơng tiện thanh toán ... để vận dụng và tuân thủ.

Đội ngũ cán bộ TTTM tại MB chủ yếu là cán bộ trẻ năng nổ nhiệt tình nhung do đăc điểm của loại hình dịch vụ này là mới, đang đuợc mở rộng ở các chi nhánh trên khắp các đia bàn trên toàn quốc nên cũng không tránh khỏi các hạn chế nhu trình độ nghiệp vụ của cán bộ chua cao, chua đuợc cọ sát thực tế để đúc rút kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ yếu, không thuờng xuyên cập nhật các thông lệ quốc tế, ý thức chấp hành quy chế, quy trình TTTM chua nghiêm túc, thậm chí con sơ suất gây tổn thất cho ngân hàng. Để áp dụng tốt các tập quán quốc tế cũng nhu các văn bản liên quan nhằm nâng cao chất luợng hoạt động TTTM, MB cần xây dựng cho mình một chiến luợc đào tạo đội ngũ cán bộ làm tai trợ thuơng mại. Bên cạnh việc đào tạo nghiệp vụ, cũng cần phải quan tâm đào tạo về ngoại ngữ và áp dụng công nghệ thông tin. Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các thanh toán viên sẽ giúp họ soạn thảo đuợc những văn bản chặt chẽ hơn trong hoạt động TTTM, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo về quyền lợi cho phía Việt Nam khi có tranh chấp xảy ra. Đồng thời khả năng ngoại ngữ, tin học giỏi cũng tạo điều kiện cho các thanh toán viên tự trau dồi kiến thức về các tập quán quốc tế thông qua việc đọc các ấn phẩm khác do ICC xuất bản hoăc bằng tiếng Anh có liên quan đến TTTM. Việc đọc từ nguyên bản sẽ giúp các cán bộ hiểu sâu hơn về những văn bản đó, tránh đuợc những sai lệch có thể xảy ra của bản dịch.

95

nâng cao chất lượng TTTM tại MB. Các công việc cụ thể là:

- Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thực hiện TTTM nhằm đáp nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, thường xuyên cập nhật những thông tin quốc tế nhằm tạo cho cán bộ điều kiện bắt kip tình hình biến động của thế giới.

- Đa dạng hoá các chương trình tập huấn cho cán bộ trong toàn hệ thống như đinh kỳ tổ chức các lớp tập huấn trong nội bộ MB để cập nhật thông tin, kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, tổ chức các diễn đàn để các cán bộ thực hiện nghiệp vụ trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các tình huống, đưa ra các bài học kinh nghiệm để cùng học tập; phối hợp với các ngân hang nước ngoai tổ chức các chương trình hội thảo trong và ngoai nước để nâng cao trình độ, tiếp cận với hệ thống ngân hàng trên thế giới; thường xuyên đưa bài lên trang tin tài trợ thương mại trên mạng nội bộ Intranet để các cán bộ tham khảo, trao đổi, thảo luận.

- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo bao gồm đào tạo chính quy và không chính quy, kết hợp đào tạo tại chỗ với đào tạo từ xa, đào tạo ngắn hạn với đào tạo dài hạn.

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích bằng các hình thức vật chất hoăc khen thưởng cho cán bộ tự học để nâng cao trình độ phù hợp với cương vị được giao.

- Tổ chức định kỳ việc thi nghiệp vụ cấp chứng chỉ đưa ra tiêu chuẩn cho cán bộ TTTM nhằm mục đích thúc đẩy cán bộ phải luôn trau dồi nghiệp vụ nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu công việc.

- Tổ chức, khuyến khích cán bộ tham gia học tập, trau dồi ngoại ngữ thông qua các khóa học tập trung và chương trình tự học qua sách báo, v..v.

- Ngoài ra, MB cần có chính sách hỗ trợ các nhân sự chủ chốt trong việc đào tạo thành chuyên gia trong trong lĩnh vực trade finance thông qua việc thi

được các chứng chỉ như CDCS (Certified Documentary Credit Specialist - Chuyên gia Tín dụng Chứng từ - www.cdcs.org) do Viện Dịch vụ Tài chính (Institute of Financial Services - IFS - www.ifslearning.com) và Hiệp hội Dịch vụ Tài chính (the International Financial Services Association - IFSA -

www.ifsaonline.org) tổ chức. Đây là chứng chỉ quốc tế cho các chuyên gia tín dụng chứng từ được ICC hỗ trợ.

Bên cạnh công tác đào tạo cán bộ, MB còn phải chú ý tới nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ TTTM. Nhiệm vụ bồi dưỡng ở đây được hiểu một cách khá toàn diện gồm có bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, tư cách đạo đức và văn hóa doanh nghiệp. Hoạt động TTTM là hoạt động thường xuyên được tiếp cận với môi trường bên ngoài. Cán bộ TTTM đại diện cho MB để tiếp xúc, giao dịch, làm việc với các đối tác quốc tế. Nếu các cán bộ TTTM không có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu thì sẽ không thể đàm phán với các đối tác quốc tế, vốn là những ngân hàng có rất nhiều kinh nghiệp. Hơn nữa vấn đề đạo đức nghề nghiệp và văn hoá doanh nghiệp đối với cán bộ TTTM đăc biệt được nhấn mạnh hơn so với các nghiệp vụ khác bởi đây là bộ mặt của MB với bạn bè quốc tế. Trong điều kiện dịch vụ TTTM nói riêng, dịch vụ ngân hàng nói chung bị cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề thương hiệu và văn hoá doanh nghiệp đang được đánh giá là một trong những yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp. MB không thể so sánh trình độ công nghệ và mức độ đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ với các ngân hàng nước ngoai. Do vậy, yếu tố để cạnh tranh với họ chính là chất lượng dịch vụ của MB. Như vậy, thực hiện tốt việc nâng cao trình độ cán bộ là yêu cầu cấp thiết đối với MB. Cán bộ có tinh thông nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, tư cách đạo đức tốt thì mới có thể xử lý các tình huống giao dịch một cách thỏa đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng và khách hàng.

97

Một phần của tài liệu 1256 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w