CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2017 - 2021
Hiện nay, MB đang hướng tới hoạt động theo mô hình Tập đoàn (MB Group) với công ty mẹ là Ngân hàng TMCP Quân đội và các công ty thành viên thuộc các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, quản lý quỹ ... Cùng với đó là xây dựng chiến lược Thương hiệu MB giai đoạn 2017 - 2021 thông qua Bộ cẩm nang nhận diện thương hiệu MB, bộ cẩm nang văn hóa MB.
MB trong giai đoạn tiếp theo đang có nhiều tham vọng tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn, định vị là một trong 5 ngân hàng hàng đầu về hiệu quả kinh doanh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với chiến lược giai đoạn 2017 - 2021, Ngân hàng TMCP Quân đội phát triển trên ba trụ cột gồm: Ngân hàng cộng đồng, Ngân hàng chuyên nghiệp theo ngành, Ngân hàng số và hai nền tảng chiến lược gồm: Quản trị rủi ro vượt trội và năng lực thực thi nhanh. Để trở thành một ngân hàng thuận tiện nhất, trong thời gian tới MB sẽ tập trung triển khai các chuyển dịch chiến lược then chốt như :
• Mô hình kinh doanh theo hướng tập trung hóa và chuyên môn hóa tiếp tục được củng cố và chuyên sâu.
• Từng bước chuyển dịch sang ngân hàng số, thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, từ khâu bán hàng, vận hành, đến quản trị rủi ro. Các mô hình/công cụ đo lường đã được MB xây dựng và ứng dụng mạnh mẽ trong công tác luân chuyển chứng từ, lưu trữ chứng từ, quản trị và ra quyết định kinh doanh.
83
• Chuyển dịch cơ cấu khách hàng, tăng tỷ trọng khách hàng cả nhân với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp.
• Chuyển dịch cơ cấu thu nhập, tăng tỷ trọng doanh thu từ phí dịch vụ trong cơ cấu doanh thu... Tỷ trọng doanh thu dịch vụ trên lợi nhuận truớc thuế đạt mức tuơng đuơng các ngân hàng trong khu vực, cụ thể nhu sau:
+ Tỷ trọng thu dịch vụ/tổng thu nhập ròng: đạt 25% năm 2020 và đạt 35% năm 2021.
+ Tăng truởng thu dịch vụ ròng : tăng 20%/năm, đến năm 2021 đạt 9500 tỷ VND.
+ Tăng truởng doanh số thanh toán quốc tế: 25%/năm, thu phí đến 2021 đạt 1000 tỷ.
+ Phấn đấu số du bảo lãnh hàng năm tăng 20%, thu phí bảo lãnh đến 2021 đạt 3000 tỷ.
Để thực hiện đuợc các chuyển dịch mang tính định huớng này, việc tập trung phát triển mảng dịch vụ tài trợ thuơng mại đóng vai trò quyết định, là một trong những uu tiên của MB trong chiến luợc trở thành ngân hàng thuận tiện nhất, kinh doanh hiệu quả nhất trong toàn hệ thống ngân hàng.
3.1.1. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại Ngânhàng Thương mại cổ phần Quân đội hàng Thương mại cổ phần Quân đội
Truớc sức ép cạnh tranh từ tiến trình hội nhập và đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới 2008 - 2010, các ngân hàng thuơng mại Việt Nam đã dần thay đổi tu duy trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, cần thiết phải có sự đổi mới trong chiến luợc và định huớng đầu tu của các ngân hàng thuơng mại để phù hợp với tình hình kinh tế cụ thể là buớc đi cần thiết và quan trọng. Theo đó việc phát triển dịch vụ phi tín dụng là một lựa chọn thông minh. Đặc biệt, trong đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015 đuợc Thủ tuớng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg, ngày 01/03/2012 xác định
rõ “Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng” cho thấy chúng ta đã nhận thức được vai trò của dịch vụ phi tín dụng trong việc mang lại nguồn thu ổn định, an toàn hơn cho các ngân hàng thương mại. Đồng thời sự phát triển dịch vụ phi tín dụng có vai trò rất quan trọng, quyết định sự tồn tại của một ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh quá trình liên kết và hợp tác kinh tế ở các khu vực và trên phạm vi toàn cầu phát triển mạnh, tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trở thành xu hướng bao trùm. Những năm gần đây, thế giới đang được chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do FTA, trong đó tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi việc ký kết các FTA diễn ra mạnh mẽ là nơi chưa đựng những thành tựu khổng lồ về tăng trưởng kinh tế và thương mại. Việt Nam với vị trí chiến lược về kinh tế và chính trị trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong những năm qua đã tích cực tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác, từ đó thúc đẩy phát triển thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng cao trong nhữn năm qua, tính riêng quý 4 năm 2017 xuất khẩu và nhập khẩu tăng trưởng lần lượt 24,2% và 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
85
(Nguồn: Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý 4.2017_Viện VEPR)
Đóng góp lớn vào sự tăng trưởng thương mại cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua còn có sự đóng góp rất lớn của khối doanh nghiệp FDI. Trong đó, xuất khẩu vẫn chủ yếu đến từ nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu khu vực này đạt 155,24 tỷ USD, chiếm 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 23% so với cùng kỳ năm 2016. Xuất khẩu khu vực trong nước cũng có sự cải thiện vượt bậc khi tăng đến 16,2%.
Hình 3.2. Cán cân thương mại theo khu vực các năm 2014 - 2017
(Nguồn: Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý 4.2017_Viện VEPR)
(Nguồn: Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý 4.2017_Viện VEPR)
Với xu hướng tự do thương mại của kinh tế thế giới, cũng như định hướng phát triển của Chính phủ, thì tài trợ thương mại là lĩnh vực có tiềm năng khai thác rất lớn, khi nhu cầu về nguồn vốn và dịch vụ tài trợ là rất phong phú. Không nằm ngoài xu hướng tất yếu của thị trường, MB là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc thay đổi chiến lược, mô hình hoạt động để nhanh chóng nắm giữ và mở rộng thị phần trong lĩnh vực này.
3.1.2. Cơ hội và thách thức với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân độitrong phát triển hoạt động tài trợ thương mại trong phát triển hoạt động tài trợ thương mại
3.1.2.1. Cơ hội
Trong thời gian vừa qua nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập rất nhanh thông qua hàng loạt các hiệp định thương mại vừa được ký kết. Theo đó, cánh cửa thị trường rộng mở hơn, tạo ra sự dịch chuyển vô hạn về hàng hóa và luân chuyển dễ dàng hơn cho dòng vốn. Đây chính là cơ hội để MB phát triển nếu khẳng định được tiềm lực tài chính mạnh, uy tín, chất lượng dịch vụ tốt:
• Xu hướng hội nhập chứng kiến nhiều doanh nghiệp FDI tham gia vào thị trường Việt Nam với nhu cầu đa dạng về các dịch vụ tài chính ngân hàng. Đây là đối tượng khách hàng rất tiềm năng, khi các doanh nghiệp này chiếm phần lớn là các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, tham gia trực tiếp vào quá trình nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa, do đó nhu cầu cần tài trợ thương mại quốc tế là rất lớn.
• Việc được tiếp cận với thị trường rộng hơn cũng giúp các doanh nghiệp nội địa có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường hàng hóa quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế cũng có nhiều cơ hội tiếp cận và xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam.Từ đó mà gia tăng nhu cầu được tài trợ thương mại.
87
năng lực và kinh doanh có hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu đuợc mức độ rủi ro trong môi truờng kinh doanh, hoạt động của các ngân hàng sẽ an toàn, lành mạnh và hiệu quả hơn.
• Với việc mở rộng thị truờng tài chính, Hệ thống tài chính Việt Nam sẽ đón nhận thêm các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài, ngân hàng liên doanh... Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam nhờ đó cũng sẽ có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng thông qua liên kết, hỗ trợ về tu vấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới của các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế.
3.1.2.2. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội, bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới cũng có rất nhiều thách thức mà MB phải đối mặt như:
• Áp lực cạnh tranh gia tăng không chỉ tới từ các NHTM trong nước mà còn từ các NHTM nước ngoài: trước những cơ hội từ việc mở cửa thị trường, các NHTM nội địa cũng đã tăng cường đầu tư nâng cao tiềm lực tài chính, đổi mới công nghệ, hợp tác với các tổ chức, chuyên gia nước ngoài để nâng cao trình độ quản trị để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, hội nhập còn dẫn đến sự xuất hiện nhiều ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt, công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao, nhiều kinh nghiệm hơn trong hoạt động tài trợ thương mại do đó có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng hơn của khách hàng.
• Chất lượng nguồn nhân lực: Tài trợ thương mại quốc tế là hoạt động phức tạp, đòi hỏi những cán bộ ngân hàng có trình độ về nghiệp vụ và thông thạo ngoại ngữ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, thiếu cán bộ có kỹ năng nghiệp vụ cũng như quản trị điều hành và hoạch định chính sách.
nghiệp nội địa chịu áp lực cạnh tranh lớn, có thể dẫn tới phá sản và giải thể các doanh nghiệp nội địa làm ăn không tốt. Điều này có thể làm tăng rủi ro cho hoạt động của ngân hàng khi đây vẫn là đối tượng khách hàng chiếm phần lớn trong cơ cấu cho vay.
3.1.3. Phương hướng, mục tiêu phát triển hoạt động tài trợ thương mạicủa Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
Thực hiện định hướng phát triển chung các ngân hàng hiện đại, cũng như đinh hướng phát triển của toàn hệ thống, hoạt động kinh doanh của MB đang chú trọng theo hướng mở rộng phát triển các hoạt động dịch vụ. Thay đổi cơ cấu lãi mang lại từ hoạt động dịch vụ trong tổng lợi nhuận của ngành. TTTM là hoạt động giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động dịch vụ của MB. Do dó cũng cần đặt ra những định hướng và lộ trình phát triển nhất định như:
- Cơ cấu lại tổ chức hoạt động TTTM theo mô hình tập trung hoá hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ, an toàn và tiết kiệm chi phí.
- Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng nghiệp vụ TTTM trong toan hệ thống, giữ gìn và củng cố uy tín của MB trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Đa dạng hoá các hoạt động TTTM, triển khai các sản phẩm thanh toán của ngân hàng hiện đại nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
- Củng cố và mở rộng quan hệ khách hàng, thu hút thêm khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Phấn đấu tới năm 2020, doanh số TTTM của MB chiếm thị phần 20% trong doanh số TTTM của các ngân hàng thương mại.
- Tiếp tục nâng cấp cải tiến công nghệ áp dụng phục vụ nghiệp vụ, nâng cao mức độ tự động hóa trong xử lý giao dịch.
89
góp phần củng cố uy tín, năng lực cạnh tranh của MB với các ngân hàng trong và ngoài nước.
- Giữ vững và mở rộng thị phần TTTM, đẩy mạnh và nâng cao công tác quảng cáo, thông tin dịch vụ cung cấp tới các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp trong xã hội.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy trình hoạt động tài trợ thương mại, các biện pháp mang tính nghiệp vụ
Từ năm 2015, MB đã bắt đầu triển khai quy trình tín dụng tập trung, qua đó các giao dịch phát sinh liên quan đến hoạt động tín dụng sẽ được xử lý nghiệp vụ tập trung tại Hội sở, bao gồm cả các nghiệp thẩm định, soạn thảo văn kiện tín dụng đến nghiệp vụ trực tiếp liên quan tới nghiệp vụ tài trợ thương mại như: phát hành L/C, kiểm tra chứng từ, thanh toán chứng từ, gửi chứng từ nhờ thu, chuyển tiền điện... đây là các nghiệp vụ chuyên sâu được thực hiện.Việc áp dụng mô hình xử lý nghiệp vụ tập trung giúp thống nhất, chuẩn hóa cách thực hoạt động trên toàn hệ thống, nâng cao tính chuyên nghiệp, chính xác, giảm thiểu rủi ro trong khâu vận hành, đồng thời giải phóng nguồn lực cho các đơn vị kinh doanh tại chi nhánh có thể tập trung vào việc khai thác khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành quy trình vẫn còn phát sinh nhiều điểm bất cập, không đồng bộ giữa các bộ phận phòng ban, có những nghiệp vụ chồng chéo trong quá trình kiểm tra và kiểm soát chứng từ dẫn đến kéo dài thời gian xử lý, chậm cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Ngoài ra, quy trình vận hành được xây dựng chung cho toàn hệ thống của Ngân hàng thiếu linh hoạt và chưa có cơ chế riêng trong những trường hợp mang tính đặc thù. Do đó MB cần tiếp tục hoàn thiện quy trình tín dụng nói chung và quy trình tài trợ thương mại nói riêng để trở nên toàn diện hơn
như: phân định rõ ràng trách nhiệm và nhiệm vụ giữa các phòng ban; đơn giản hóa thủ tục quy định; xây dựng cơ chế ngoại lệ cụ thể đối với các trường hợp hay gặp vướng mắc; áp dụng mạnh mẽ hơn nữa ứng dụng công nghệ thong tin vào quy trình xử lý hồ sơ, chứng từ, theo dõi và báo cáo thống kê để hỗ trợ tốt hơn cho các phòng ban nghiệp vụ trong việc thực hiện xử lý giao dịch, hướng tới tăng độ chính xác và giảm thời gian tác nghiệp nội bộ.
3.2.2. Giải pháp về nâng cao công nghệ
Thời gian qua, MB đã cố gắng nâng cấp hệ thống trang thiết bị, công nghệ,... để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Hệ thống mạng hiện nay đã được nâng cấp giúp cải tiến nghiệp vụ và giúp xây dựng các chương trình ứng dụng trong môi trường công nghệ mới với các tính năng đa dạng, tiện lợi khi giao dịch với khách hàng, đồng thời phát triển nhanh tốc độ xử lý nghiệp vụ tài chính và thương mại điện tử. Tuy nhiên, để chủ động hội nhập, MB cần phải tiếp tục nâng cấp hệ thống tin học như hệ thống luân chuyển chứng từ, báo cáo thống kê, kiểm soát chứng từ tự động v..v, tăng cường hệ thống thông tin quản lý, ứng dụng các chuẩn mực của hệ thống kế toán quốc tế (IAS). Ngoài ra, đầu tư phát triển công nghệ hiện đại cũng là điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại vì đây là một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh cạnh tranh, đảm bảo an toàn và hiệu quả nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ. Một số hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể áp dụng công nghệ số vào như:
• Xây dựng thương hiệu và bán hàng thông qua nền tảng kỹ thuật số
Ngày nay, phần lớn các ngân hàng vẫn dựa vào các chi nhánh là nguồn cơ sở hạ thầng để thu về phần lớn doanh thu, cũng như kênh chủ yếu để tiếp cận Khách hàng. Từ yêu cầu cơ bản về việc phải có tiếp xúc trực tiếp, nhận dạng khuôn mặt và chữ ký thật, nhiều ngân hàng xem những quy trình trên là