hàng Thương mại cổ phần Quân đội
Truớc sức ép cạnh tranh từ tiến trình hội nhập và đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới 2008 - 2010, các ngân hàng thuơng mại Việt Nam đã dần thay đổi tu duy trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, cần thiết phải có sự đổi mới trong chiến luợc và định huớng đầu tu của các ngân hàng thuơng mại để phù hợp với tình hình kinh tế cụ thể là buớc đi cần thiết và quan trọng. Theo đó việc phát triển dịch vụ phi tín dụng là một lựa chọn thông minh. Đặc biệt, trong đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015 đuợc Thủ tuớng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg, ngày 01/03/2012 xác định
rõ “Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng” cho thấy chúng ta đã nhận thức được vai trò của dịch vụ phi tín dụng trong việc mang lại nguồn thu ổn định, an toàn hơn cho các ngân hàng thương mại. Đồng thời sự phát triển dịch vụ phi tín dụng có vai trò rất quan trọng, quyết định sự tồn tại của một ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh quá trình liên kết và hợp tác kinh tế ở các khu vực và trên phạm vi toàn cầu phát triển mạnh, tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trở thành xu hướng bao trùm. Những năm gần đây, thế giới đang được chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do FTA, trong đó tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi việc ký kết các FTA diễn ra mạnh mẽ là nơi chưa đựng những thành tựu khổng lồ về tăng trưởng kinh tế và thương mại. Việt Nam với vị trí chiến lược về kinh tế và chính trị trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong những năm qua đã tích cực tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác, từ đó thúc đẩy phát triển thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng cao trong nhữn năm qua, tính riêng quý 4 năm 2017 xuất khẩu và nhập khẩu tăng trưởng lần lượt 24,2% và 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
85
(Nguồn: Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý 4.2017_Viện VEPR)
Đóng góp lớn vào sự tăng trưởng thương mại cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua còn có sự đóng góp rất lớn của khối doanh nghiệp FDI. Trong đó, xuất khẩu vẫn chủ yếu đến từ nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu khu vực này đạt 155,24 tỷ USD, chiếm 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 23% so với cùng kỳ năm 2016. Xuất khẩu khu vực trong nước cũng có sự cải thiện vượt bậc khi tăng đến 16,2%.
Hình 3.2. Cán cân thương mại theo khu vực các năm 2014 - 2017
(Nguồn: Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý 4.2017_Viện VEPR)
(Nguồn: Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý 4.2017_Viện VEPR)
Với xu hướng tự do thương mại của kinh tế thế giới, cũng như định hướng phát triển của Chính phủ, thì tài trợ thương mại là lĩnh vực có tiềm năng khai thác rất lớn, khi nhu cầu về nguồn vốn và dịch vụ tài trợ là rất phong phú. Không nằm ngoài xu hướng tất yếu của thị trường, MB là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc thay đổi chiến lược, mô hình hoạt động để nhanh chóng nắm giữ và mở rộng thị phần trong lĩnh vực này.