Cơ hội và thách thức với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân độ

Một phần của tài liệu 1256 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 104 - 106)

trong phát triển hoạt động tài trợ thương mại

3.1.2.1. Cơ hội

Trong thời gian vừa qua nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập rất nhanh thông qua hàng loạt các hiệp định thương mại vừa được ký kết. Theo đó, cánh cửa thị trường rộng mở hơn, tạo ra sự dịch chuyển vô hạn về hàng hóa và luân chuyển dễ dàng hơn cho dòng vốn. Đây chính là cơ hội để MB phát triển nếu khẳng định được tiềm lực tài chính mạnh, uy tín, chất lượng dịch vụ tốt:

• Xu hướng hội nhập chứng kiến nhiều doanh nghiệp FDI tham gia vào thị trường Việt Nam với nhu cầu đa dạng về các dịch vụ tài chính ngân hàng. Đây là đối tượng khách hàng rất tiềm năng, khi các doanh nghiệp này chiếm phần lớn là các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, tham gia trực tiếp vào quá trình nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa, do đó nhu cầu cần tài trợ thương mại quốc tế là rất lớn.

• Việc được tiếp cận với thị trường rộng hơn cũng giúp các doanh nghiệp nội địa có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường hàng hóa quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế cũng có nhiều cơ hội tiếp cận và xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam.Từ đó mà gia tăng nhu cầu được tài trợ thương mại.

87

năng lực và kinh doanh có hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu đuợc mức độ rủi ro trong môi truờng kinh doanh, hoạt động của các ngân hàng sẽ an toàn, lành mạnh và hiệu quả hơn.

• Với việc mở rộng thị truờng tài chính, Hệ thống tài chính Việt Nam sẽ đón nhận thêm các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài, ngân hàng liên doanh... Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam nhờ đó cũng sẽ có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng thông qua liên kết, hỗ trợ về tu vấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới của các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế.

3.1.2.2. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội, bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới cũng có rất nhiều thách thức mà MB phải đối mặt như:

• Áp lực cạnh tranh gia tăng không chỉ tới từ các NHTM trong nước mà còn từ các NHTM nước ngoài: trước những cơ hội từ việc mở cửa thị trường, các NHTM nội địa cũng đã tăng cường đầu tư nâng cao tiềm lực tài chính, đổi mới công nghệ, hợp tác với các tổ chức, chuyên gia nước ngoài để nâng cao trình độ quản trị để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, hội nhập còn dẫn đến sự xuất hiện nhiều ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt, công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao, nhiều kinh nghiệm hơn trong hoạt động tài trợ thương mại do đó có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng hơn của khách hàng.

• Chất lượng nguồn nhân lực: Tài trợ thương mại quốc tế là hoạt động phức tạp, đòi hỏi những cán bộ ngân hàng có trình độ về nghiệp vụ và thông thạo ngoại ngữ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, thiếu cán bộ có kỹ năng nghiệp vụ cũng như quản trị điều hành và hoạch định chính sách.

nghiệp nội địa chịu áp lực cạnh tranh lớn, có thể dẫn tới phá sản và giải thể các doanh nghiệp nội địa làm ăn không tốt. Điều này có thể làm tăng rủi ro cho hoạt động của ngân hàng khi đây vẫn là đối tượng khách hàng chiếm phần lớn trong cơ cấu cho vay.

Một phần của tài liệu 1256 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w