Giải pháp về chiến lược Khách hàng

Một phần của tài liệu 1256 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 115 - 119)

Để phát triển hoạt động tài trợ thương mại gắn liền với việc đảm bảo quản trị rủi ro MB cần có những chiến lược Khách hàng rõ ràng, mạch lạc. Ngoài mục tiêu chung gia tăng quy mô, mở rộng khách hàng trong hoạt động tài trợ thương mại, Ngân hàng cần có những chiến lược Khách hàng cụ thể, định hướng ngành cần đẩy mạnh phát triển, từ đó đề ra phương thức bố trí nguồn vốn huy động, phương pháp thẩm định riêng cho từng nhóm ngành, cách thức quản lý tài sản bảo đảm riêng, hay công tác kiểm soát giám sát sau vay.

Về huy động ngu ồ n vốn

Trong hoạt động tín dụng Ngân hàng, để phát triển được yếu tố đầu tiên là cần có nguồn vốn đủ lớn để tài trợ, hoạt động tài trợ thương mại cũng tương tự, để có thể thành lập các gói tín dụng, gói sản phẩm công tác huy động vốn cần được chú ý đầu tiền. Trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn song song với việc điều chỉnh nguồn vốn theo hướng nâng cao nguồn vốn từ dân cư, duy trì và mở rộng nguồn vốn tổ chức kinh tế, tranh thủ nguồn vốn đầu tư và nhàn rỗi của các công ty bảo hiểm. Đặc biệt lưu ý các giải pháp huy động các nguồn vốn trung dài hạn, coi đây là khâu then chốt có tính quyết định. Để có thể thực hiện thành công những nhiệm vụ quan trọng này, ngân hàng cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

• Tiếp tục sử dụng lãi suất như là một công cụ tài chính linh hoạt và hiệu quả nhằm thực thi các chủ trương chiến lược kinh doanh đã đề ra. Đối với khách hàng có lượng tiền gửi lớn, thời gian dài, cần có chính sách ưu đãi riêng như được hưởng mức lãi suất cao hơn mức lãi suất quy định hoặc thay vào đó là các phần quà có giá trị nhất định, đa dạng, phong phú hơn.

• Để khuyến khích các Phòng giao dịch tích cực huy động vốn tại địa bàn, lãi suất nội bộ cần tiếp tục được điều chỉnh linh hoạt, có chế độ phân biệt lãi suất với các Phòng giao dịch có số dư gửi vốn lớn tại SGD.

• về cơ chế lãi suất bán vốn nội bộ: Tiếp tục nghiên cứu đua ra mức lãi suất nội bộ để có thể cân bằng nguồn vốn, sử dụng vốn vay đặc biệt tại các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên, đồng thời huớng các chi nhánh quan tâm hơn nữa tới việc phòng ngừa rủi ro lãi suất và đảm bảo thanh khoản.

• Đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hiện đang sử dụng dịch vụ tại Ngân hàng cần tìm cách khai thác sâu hơn với những đối tuợng khách hàng này nhu: khuyến khích hoặc cam kết chuyển doanh thu qua tài khoản tại MB, có cơ chế uu đãi về lãi suất hoặc phí đối với những khách hàng trả luơng nhân viên qua tài khoản tại MB, gia tăng các tiện ích thanh toán cho doanh nghiệp thông qua tài khoản tại MB, v..v.

về công tác tín dụng

Cũng nhu đối với các loại tín dụng khác, quy trình tín dụng xuất nhập khẩu đuợc chia thành 3 giai đoạn theo thời gian và tính chất khoản vay:

- Giai đoạn thẩm định truớc khi cho vay. - Giai đoạn phê duyệt và giải ngân. - Giai đoạn kiểm tra sau.

Ngân hàng cần xác định truớc tính khả thi của phuơng án kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình công nợ của các đối tuợng khách hàng; Làm rõ nguồn trả nợ từ đâu; Đánh giá uy tín và khả năng phát triển của khách hàng (đánh giá bộ máy điều hành, lý lịch, năng lực, của nguời điều hành và uy tín của họ), chuẩn hóa đuợc các buớc thẩm định, các thông tin cần thu thập, nguồn thu thập từ đó hỗ trợ công tác thẩm định tín dụng cho các cán bộ bán hàng cũng nhu cán bộ thẩm định. Từ đó giảm bớt thời gian thẩm định, xét duyệt phuơng án tài trợ, giảm thời gian cung cấp dịch vụ tới Khách hàng.

Bên cạnh đó, khi thực hiện thẩm định dự án xuất nhập khẩu cần thiết phải sử dụng một hệ thống đánh giá cho điểm các khách hàng đã đuợc vi tính hoá. Để thực hiện đuợc điều đó ngân hàng phải xây dựng một hệ thống thông

99

tin đẩy đủ và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khách hàng được tiêu chuẩn hoá thông qua hệ thống phần mềm máy tính. Ngoài ra, việc cho điểm khách hàng còn phải được củng cố thêm bằng việc cho điểm theo ngành kinh tế: khi có một hiện tượng bất lợi ở một ngành nào đó thì hệ thống sẽ tự hạ điểm của tất cả các khách hàng hoạt động ở ngành đó.

về công tác quản lý tài sản bảo đảm

Trong tài trợ thương mại quốc tế việc nhận thế chấp hàng hóa từ phương án là nghiệp vụ xảy ra thường xuyên, do đó cần đảm bảo được giá trị hàng hóa nhận dùng thế chấp cần xây dựng hệ thống kho tàng đủ tiêu chuẩn quản lý vật tư, hàng hoá, dùng làm tài sản thế chấp. Hoạt động kinh doanh kho bãi được thực hiện theo các chế độ khoán tài chính của công ty thu mua. Về nguyên tắc, tài sản thế chấp cầm cố cho khoản vay phải là những tài sản được hình thành trước và độc lập với vốn vay. Nhưng nếu ngân hàng có kho bãi đầy đủ điều kiện an toàn, có thể chấp nhận tài sản hình thành từ vốn vay để làm hàng hoá vật tư đảm bảo việc giải chấp trên cơ sở thanh toán của người vay.

Nâng cao nghiệp vụ của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB AMC) trong việc quản lý tài sản cầm cố, thế chấp và xử lý các tài sản tồn đọng của khách hàng. Căn cứ vào thực trạng giá trị của tài sản tồn đọng và khả năng của công ty, tổ chức tín dụng chuyển giao tài sản tồn đọng cho công ty dưới hình thức uỷ thác hoặc trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng theo thoả thuận, giúp tổ chức tín dụng thu hồi vốn và khai thác sử dụng tài sản tồn đọng có hiệu quả.

Bảo hiểm tài sản, hàng hoá để phòng ngừa rủi ro bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn... Ngân hàng có thể thực hiện bằng hợp đồng thoả thuận với các tổ chức bảo hiểm trong nước và ngoài nước buộc người vay phải mua bảo hiểm cho hàng hoá thế chấp, cầm cố với ngân hàng. Đảm bảo hàng hóa

dùng thế chấp được bảo hiểm trong mọi giai đoạn từ lúc vận chuyển đến lúc lưu kho, bãi.

về công tác kiểm tra, kiểm soát

Đây là yêu cầu tất yếu đối với tất cả các hoạt động của Ngân hàng. Hoạt động TTTM lại càng phải kiểm soát chăt chẽ để đảm bảo thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhanh chóng phát hiện ra sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời.

Công tác kiểm soát phải được thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy đinh, đảm bảo nguyên tắc kiểm soát độc lập. Cán bộ kiểm soát không được phép thực hiện chức năng của thanh toán viên và ngược lại (cài đặt trong thẩm quyền của người sử dụng của các chương trình hỗ trợ).

Hoạt động kiểm soát được phân cấp tại chi nhánh và hội sở. Tại chi nhánh, cán bộ kiểm soát chịu trách nhiệm về các giao dịch do mình kiểm soát.

Phòng kiểm soát độc lập tiến hành kiểm soát hoạt động TTTM tại chi nhánh mình theo đúng quy trình nghiệp vụ. Tại hội sở, phòng TTTM trung ương xây dựng chương trình kiểm soát đột xuất và định kỳ theo ngay dọc đối với tất cả các chi nhánh có hoạt động TTTM. Bên cạnh đó, hoạt động của phòng và của chi nhánh cũng được kiểm soát bởi Ban kiểm soát theo cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát.

Nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát được phân chia cụ thể giữa các bộ phận liên quan đảm bảo kiểm soát chăt chẽ hoạt động TTTM nhưng không bị chồng chéo:

Tại chi nhánh: Ban lãnh đạo chi nhánh có nhiệm vụ:

- Bố trí đủ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt để thực hiện và kiểm soát hoạt động TTTM.

- Phê duyệt các giao dịch TTTM vượt hạn mức dành cho Trưởng phòng (Tổ trưởng) TTTM.

101

- Định kỳ kiểm tra kiểm soát hoạt động TTTM tại chi nhánh, phát hiện và khắc phục kịp thời các vi phạm quy trình TTTM và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ liên quan.

Cán bộ kiểm soát TTTM của chi nhánh gồm Kiểm soát viên và Trưởng phòng (Tổ trưởng) TTTM có trách nhiệm:

- Kiểm soát về mặt nghiệp vụ các giao dịch phát sinh, đảm bảo xử lý giao dịch theo đúng pháp luật của Nhà nước, đúng quy trình TTTM và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Ngân hàng Trung ương.

- Phê duyệt các giao dịch TTTM nằm trong hạn mức được Giám đốc chi nhánh uỷ quyền.

- Trưởng phòng (Tổ trưởng) TTTM chịu trách nhiệm trước Giám đốc chi nhánh về các giao dịch TTTM phát sinh tại chi nhánh.

Tại Trung ương, Ban lãnh đạo có nhiệm vụ:

- Ban hành quy chế kiểm tra kiểm soát hoạt động TTTM định kỳ và đột xuất tại các chi nhánh.

- Ban hành cơ chế xử lý các rủi ro TTTM trong trường hợp phát sinh.

- Xây dựng hạn mức duyệt giao dịch hợp lý cho từng chi nhánh trên nguyên tắc đảm bảo an toan và phát triển hoạt động TTTM.

Một phần của tài liệu 1256 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w