3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
Trong thời gian tới khi mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng theo đúng lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các chi nhánh ngân hàng nước ngoài với nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ mới mà ở Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh. Tình hình đó đòi hỏi Nhà nước phải sớm ban hành các văn bản pháp quy điều chỉnh các nghiệp vụ mới nhằm làm cơ sở hoạt động cho hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, Nhà nước cũng phải đảm
bảo sự ổn định, nhất quán của hệ thống các quy phạm pháp luật nhu luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật đầu tu, luật thuế... tránh những thay đổi không dự báo trước làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và đến các ngân hàng thương mại nói riêng.
Trước hết cần phải luật hoá các yêu cầu quản lý đảm bảo tính thống nhất trong thể chế quản lý và chế tài. Cần có nghị định của Chính phủ quy định kiểm toán các doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc trong hồ sơ xin bảo lãnh, tài trợ, vay ngân hàng để có đủ cơ sở chính xác về mặt kế toán và tài chính cho việc thẩm định của các tổ chức tài chính tín dụng.
Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng cần được hoàn thiện cho phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Các doanh nghiệp nói chung hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các điều kiện để được vay tín chấp của ngân hàng. Ngoài ra, còn tồn tại các vấn đề về việc đưa các văn bản pháp luật vào thực tiễn sản xuất bằng triển khai đồng bộ giữa các cơ quan pháp luật Nhà nước từ Hải quan, Biên phòng, Thuế vụ đến Công an,Viện kiểm soát và Toà án.
3.3.1.2. Cần có cơ chế hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu của các bộ ban ngành
Bộ thương mại cần hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chăt nhập khẩu để cải thiện cán cân ài trợ thương mại. Xây dựng kế hoạch đao tạo cán bộ ngoại thương vừa vững vàng về lý luận chính tri đồng thời phải hiểu biết sâu về nghiệp vụ ngoại thương va kiến thức về thị trường quốc tế.
Ngành hải quan cần cải cách hệ thông ban hành thủ tục giấy tờ liên quan đến giao nhận hàng hóa ngoại thương để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, phổ biến rộng rãi về chế độ thủ tục giấy tờ để cán bộ ngoại thương va cán bộ ngân hàng có thể hoàn thành công việc của mình với chất lượng cao nhất.
103
năm vừa qua nhưng vẫn con rất khiêm tốn và chủ yếu phụ thuộc vào khối doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp nội địa hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu nên chưa có khả năng tạo ra ưu thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Các sản phẩm xuất khẩu còn nghèo nàn, lạc hậu về chủng loại, hàng nguyên liệu, hàng chưa qua chế biến chiếm tỷ trọng lớn, chất lượng không ổn định, do vậy năng lực xuất khẩu còn hạn chế. Vì vậy để phục vụ cho chiến lược hướng về xuất khẩu, nhằm mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững cho nền kinh tế, Nhà nước với sự phối hợp của các Bộ, Ban, Ngành liên quan cần có các giải pháp sau:
- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đăc biệt là hoạt động thương mại đối với những thị trường lớn như Mỹ, Nhật bản, EU, ASEAN, Trung Quốc, Đông Âu... Xây dựng thị trường trọng điểm, mở rộng thị trường mới và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Có chính sách đầu tư hợp lý cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm.
- Có chính sách khuyến khích sản xuất và chế biến hang xuất khẩu thông qua viêc sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô như thuế, lãi suất cho vay, v..v
- Thành lập quỹ tín dụng xuất khẩu để tiến tới thanh lập ngân hàng xuấtnhập khẩu với chức năng tài trợ xuất khẩu dưới nhiều hình thức đa dạng, trong đó có bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp.