Đứng trên quan điểm này, các TCTD cho vay chú trọng nhiều về rủi ro, muốn giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Các TCTD sẽ nghiên cứu và xác định các loại rủi ro có thể gặp phải sau đó đưa ra các phương án phòng và tránh các rủi ro đó. Có hai loại rủi ro đó là: Rủi ro bên trong và Rủi ro bên ngoài. Cụ thể
Với rủi ro bên trong: Là các loại rủi ro xảy ra trong chính nội bộ của các TCTD mà các TCTD này vì một lý do nào đó mà không thể quản lý chặt chẽ được. Loại rủi ro này các TCTD có thể can thiệp trực tiếp vào nó để xóa bỏ cũng như giảm thiểu theo mong muốn của mình. Có thể kể đến một số loại như: Rủi ro hệ thống, rủi ro con người, rủi ro chính sách nội bộ, ...
Với rủ ro b n n o : Là các loại rủi ro phát sinh bên ngoài hệ thống TCTD. Các loại rủi ro này các TCTD không thể can thiệp vào mà chỉ đưa ra các phương án để phòng ngừa cũng như giảm thiếu tối đa rủi ro. Ví dụ như: rủi ro xã hội, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro pháp luật, rủi ro về nhận thức của người dân, ...
Khi các hoạt động phòng tránh và giảm thiểu rủi ro được nâng cao và cải thiện, điều đó có nghĩa là các TCTD có thể phần nào thoải mái hơn trong việc đầu tư hay cấp tín dụng cho khách hàng. Khi thời đại ngày nay ngày càng hiện đại, đồng nghĩa với việc số lượng các loại rủi ro sẽ ngày càng tăng lên thì việc Quản trị rủi ro thì càng cần được nâng cao hơn.