Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu 1222 phát triển dịch vụ cho vay hợp vốn tại NHTM CP quốc dân chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 59 - 62)

1. Ban giám đốc

2.2.3.2 Chỉ tiêu định lượng

- Doanh số cho vay hợp vốn:

Là tổng số tiền mà Ngân hàng đã phát vay cho khách hàng mình sau khi đã liên kết với một hoặc nhiều ngân hàng khác dưới các hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt. Doanh số cho vay hợp vốn thể hiện xu hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng mở rộng hay thu hẹp đối với loại hình cho vay vốn này. Tuy nhiên đây không phải là chỉ tiêu khẳng định được hiệu quả cho vay hợp vốn của các ngân hàng mà còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác. Đôi khi doanh số cho vay tăng quá mức hợp lý sẽ dẫn đến mất khả năng thanh khoản của ngân hàng. Vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm lực Ngân hàng, điều kiện của nền kinh tế...

Công th ức: Doanh số cho vay hợp vốn = ∑ Số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng dưới hình thức cho vay hợp vốn.

- Tốc độ tăng doanh số cho vay:

Là chỉ tiêu đánh giá doanh số kỳ này so với kỳ trước xem tăng hay giảm bao nhiêu. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô và sự tăng trưởng hoạt động cho vay hợp vốn của ngân hàng. Nếu tốc độ tăng trưởng dương và tăng đều đặn qua các năm thì có thể thấy rằng ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng cho vay của ngân hàng phải phù hợp với khả năng về vốn, quản lý kiểm soát rủi ro cũng như các nguồn lực về con người, công nghệ. Việc tăng trưởng dư nợ vượt quá khả năng nguồn lực của ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản và việc ngân hàng không có đủ điều kiện về nguồn lực để kiểm soát chặt chẽ các khoản vay sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cho vay. Tốc độ tăng trưởng thường được tính theo đơn vị là: phần trăm (%).

Công th ức: Tốc độ tăng doanh số = (Doanh số năm n - Doanh số năm (n-1))/ Doanh số năm n x 100%

Bảng 2.4. Doanh số cho vay hợp vốn gi a i đoạn 2016 - 2018 của NCB - Chi nh ánh Hà Nội

Chỉ tiêu Giátrị Tăng/ Giảm (%) G á trị Tăn / Giảm (%) 1 Doanh số cho vay hợp vốn 305.803 441.527 445.213 35.724 44,38% 3.686 0,83%

(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Ngân hàng TMCP Quốc Dân - Chi nhánh Hà Nội)

Doanh số cho vay hợp vốn của NCB qua các năm đều tăng dần và đến năm

2018, doanh số cho vay đạt hơn 400 tỷ đồng, trong đó bao gồm: Cho vay với nhóm khách hàng có ngành nghề kinh doanh là xây lắp đạt hơn 250 tỷ đồng, với ngành nghê khai khoáng: gần 150 tỷ đồng, còn lại là với các nghành nghề khác. Ngoài ra, trong 2 năm 2017, 2018, NCB đã liên kết với các ngân hàng khác có quy mô lớn hơn là Vietcombank và BIDV với các ngân hàng này thành viên đứng đầu kinh doanh. Cụ thể, NCB đã liên kết với Vietcombank để cho vay dự án Dự án nhà chung cư cao cấp Him Lam với số vốn hơn 200 tỷ đồng, liên kết với BIDV cho vay 2 dự án lớn là: Dự án nhà ở xã hội Kiến Hưng - Hà Nội, Dự án biệt thự FLC Hạ Long - Hạ Long với số vốn lên đến gần 250 tỷ đồng.

Có thể thấy rằng, doanh số trong năm 2017 tăng mạnh gần 50% (44.38%) so với năm 2016 từ 305.803 triệu đồng lên 441.527 triệu đồng. Nguyên nhân do trong năm 2017, chính phủ ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp dẫn đến số lượng các dự án tăng đột biến. Điều này gián tiếp làm tăng doanh số cho vay. Bước sang năm 2018, con số này gần như chững lại, chỉ tăng chưa đến 1% (0,83%) nguyên nhân có thể do: Thứ nhất, số lượng dự án mới đang chững lại nên việc cho vay mới sẽ bị dừng lại. Thứ hai, số tiền phát vay năm nay gần bằng với số tiền thu hồi sau khi phát vay năm trước. Thứ ba, số lượng dự án có các chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện tăng dẫn đến không thể tiếp tục giải ngân cho các dự án đó.

thể thấy rằng, với một số ngân hàng có tương đồng về quy mô và vốn điều lệ như: VietABank (với số vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng), VietABank (với số vốn điều lệ 4.190 tỷ đồng), các ngân hàng này hầu như không mấy mặn mà với hình thức cho vay này. Cụ thể, trong năm 2016, 2017 cả 2 ngân hàng trên đều không đầu tư cũng như cho vay dưới hình thức này. Sang năm 2018, VietBank mới chỉ đầu tư vào dự án: “Iris Garden’ ’ tại Ngã ba tiếp giáp trục đường Trần Hữu Dực và K2 do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị Bộ Quốc Phòng làm chủ đầu tư với số vốn khoảng 100 tỷ đồng. VietABank cũng không quá khác VietBank khi chỉ tư chưa đến 80 tỷ đồng vào dự án Bohemia Residence tại quận Thanh Xuân do Vinaconex Invest làm chủ đầu tư. Từ đó có thể thấy rằng, tuy NCB là ngân hàng nhỏ nhưng đã có những chiến lược đầu tư và chiến lược thay đổi thị phần của mình. Không còn quá tập trung vào chỉ một loại hình khách hàng là khách hàng cá nhân mà đã dần có sự chuyển dịch cân bằng sang các khách hàng doanh nghiệp trong khi các ngân hàng khác đang vẫn cố gắng phát triển bán lẻ và ngại phát triển các khách hàng doanh nghiệp do sợ khó cạnh tranh với 4 ngân hàng lớn ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu 1222 phát triển dịch vụ cho vay hợp vốn tại NHTM CP quốc dân chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w