Các ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính, làm cầu nối cho các chủ thể cần vốn với các chủ thể dư thừa vốn, rộng hơn nữa là những khu vực dư thừa vốn có nhu cầu gửi tiết kiệm với các khu vực thiếu hụt vốn để đầu tư. Chính vì thế, bất kể một biến động nhỏ nào của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các trung gian tài chính này. Nếu môi trường kinh tế thuận lợi thì sẽ giúp cho hoạt động của các ngân hàng thương mại phát triển và thuận lợi hơn, giúp cho nền kinh tế phát triển hơn. Khi nền kinh tế phát triển hay thuận lợi thì giúp cho nhu cầu cần vốn để đầu tư tăng cao, làm cho các Ngân hàng thương mại dễ mở rộng hoạt động tín dụng của mình xa hơn là phát triển quy mô cho ngân hàng. Không chỉ thể, nền kinh tế phát triển giúp cho các ngân hàng giảm được tỷ lệ nợ xấu do các chủ thể vay vốn có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình ổn định hơn, dòng tiền về để trả nợ đều hơn. Ngược lại, nếu môi trường kinh tế bất ổn thì gây ra không ít khó khăn, bất lợi cho các ngân hàng như: Nhu cầu vay của các chủ thể giàm, nguy cơ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tăng cao, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ...
Hơn nữa, ngày nay, trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì các nền kinh tế lại càng phụ thuộc vào nhau. Dan đến, dù một thay đổi nhỏ hay sự biến động nhỏ nào của kinh tế các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới đặc biệt là các nước có mối quan hệ giao thương với Việt Nam cũng có thể gây ra ảnh hưởng to lớn tới nền kinh tế của Việt Nam và nó
sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận cơ hội của việc hội nhập này đem lại như: vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn, nhiều dự án được phát triển tại Việt Nam, vấn nạn về thất nghiệp được giảm thiểu tối đa, ...