Môi trường pháp lý ngân hàng là tổng hợp tất cả các sự tác động và ảnh hưởng của hệ thống luật, các văn bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí tới sự hình thành, tồn tại, hoạt động, phát triển và suy tàn của một ngân hàng. Bất kể việc kinh doanh nào của ngân hàng nói riêng và các Tổ chức tín dụng nói chung đều được tiến hành trong một khuôn khổ pháp lý nhất định do nhà nước đề ra. Các khuôn khổ này sẽ có 2 mặt là: khuyến khích phát triển hay hạn chế sự phát triển. Thực tế đã chứng minh được tầm quan trọng của pháp luật trong nền kinh tế nói chung và tại các tổ chứng tín dụng nói riêng. Nếu hệ thống pháp luật được xây dựng lỏng lẽo hoặc không phù hợp thì sẽ là một rào cản lớn cho nền kinh tế. Nhưng nếu được xây dựng chặt chẽ, đầy đủ và được sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với sự phát triển hiện tại của các ngân hàng thì sẽ như một đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nói chung.
Môi trường pháp lý ngân hàng trên tế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang có những thay đổi theo chiều hướng chặt chẽ hơn, thận trọng hơn đối với các rủi ro hệ thống tài chính của ngân hàng. Trên thế giới hiện đang áp dụng chuẩn mực an toàn vốn theo Basel III. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì đang áp dụng tiêu chuẩn theo Thông tư số 16/2018/TT-NHNN sửa đổi thông tư 26/2014/TT-NHNN ngày 31/07/2018 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và chỉ có 10 ngân hàng được chọn để áp dụng Basel II. Sự thắt chặt này của Ngân hàng nhà nước là hợp lý. Mặc dù điều này làm tăng chi phí hoạt động của các ngân hàng nhưng nó hạn chế được sự sụp đổ đơn lẻ hay theo dây truyền của các ngân hàng tại Việt Nam.