Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 1166 phân tích nguồn lực tài chính tại chi nhánh CTY CP VINACAM tại hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 26 - 29)

Để đánh giá được quy mô, tiềm lực tài chính và kết cấu tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp, các nhà phân tích đầu tiên thường tập trung vào phân tích sự biến động về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Thứ nhất, nhà quản lý xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng

loại tài sản cụ thể để thấy được sự chuyển biến của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp như thế nào. Đồng thời cũng giúp nhà quản lý xác định được sự biến động của hàng tồn kho tác động thế nào đến kết quả kinh doanh và nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Sự biến động các khoản phải thu ảnh hưởng đến công việc thanh toán và chính sách tín dụng của doanh nghiệp và sự biến động của tài sản dài hạn cho thấy quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh hiện có.

Thứ hai, xem xét cơ cấu vốn thông qua việc xác định tỷ trọng từng loại tài

sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng từng loại giữa cuối kỳ và đầu năm để thấy sự biến động của cơ cấu vốn.

Thứ ba, khái quát xác định mức độ đối lập về mặt tài chính của doanh

nghiệp qua việc so sánh từng loại nguồn vốn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì cho thấy khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đới với các chủ nợ thấp và ngược lại.

b. Đánh giá mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán của công ty

* Vốn lưu động thường xuyên: là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn

với tài sản dài hạn. Đây là một phần vốn ổn định sử dụng cho việc tài trợ tài sản ngắn hạn. Vốn lưu động thường xuyên được xác định như sau:

Hoặc,

Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Nguồn vốn dài hạn của một doanh nghiệp bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Một doanh nghiệp khi tính vốn lưu động thường xuyên sẽ có kết quả ở một trong ba trạng thái, lớn hơn không, bằng không và nhỏ hơn không.

Nếu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn không, chứng tỏ công ty có một phần nguồn vốn dài hạn đầu tư cho tài sản ngắn hạn, điều này đem lại cho công ty một nguồn vốn tài trợ ổn định, một dấu hiệu an toàn, một quyền độc lập nhất định và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp trong trạng thái tốt.

Nếu vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn không, chứng tỏ tài sản dài hạn được tài trợ một phần bằng nguồn vốn ngắn hạn, công ty kinh doanh với cơ cấu vốn rất mạo hiểm.

Khi phân tích vốn lưu động thường xuyên của công ty, ta so sánh vốn lưu động thường xuyên giữa các kỳ để thấy được sự biến động của nó. Theo công thức xác định 1, ta thấy vốn ngắn hạn thường xuyên chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn. Sự tăng giảm của vốn lưu động thường xuyên do ảnh hưởng của 2 nhân tố trên cần tìm lý do để giải thích, cần đặc biệt chú ý đối với các trường hợp nguồn vốn dài hạn giảm, tài sản cố định giảm hoặc tài sản cố định tăng gây mất cân đối tình hình tài chính của công ty.

* Nhu cầu vốn lưu động: Nhu cầu vốn vốn lưu động là nhu cầu vốn phát

sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty nhưng chưa được tài trợ bởi người thứ ba trong quá trình kinh doanh đó. Nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức:

Nhu cầu VLĐ = Tài sản kinh doanh & ngoài kinh doanh

Khi nhu cầu vốn lưu động lớn hơn không, tức là tài sản kinh doanh và ngoài kinh doanh lớn hơn nợ kinh doanh và ngoài kinh doanh cho thấy công ty có một phần tài sản ngắn hạn cần nguồn tài trợ, điều này cũng có nghĩa trong công ty có một phần tài sản lưu động chưa được tài trợ bởi bên thứ ba.

Khi nhu cầu vốn ngắn hạn nhỏ hơn không thể hiện phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty.

* Vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền có thể được xác định theo 2 cách: Cách 1: Vốn bằng tiền = Ngân quỹ có - Ngân quỹ nợ

Vốn bằng tiền dương hay Ngân quỹ có lớn hơn Ngân quỹ nợ chứng tỏ công ty chủ động về vốn bằng tiền. Ngược lại, vốn bằng tiền âm thể hiện Ngân quỹ có nhỏ hơn Ngân quỹ nợ, công ty bị động về vốn bằng tiền.

Cách 2: Vốn bằng tiền = Vốn ngắn hạn thường xuyên - Nhu cầu vốn lưu động

Nếu vốn bằng tiền lớn hơn không (nhu cầu vốn ngắn hạn dương) chứng tỏ vốn lưu động thường xuyên thỏa mãn nhu cầu vốn lưu động. Ngược lại, công ty có quá nhiều tiền do chiếm dụng được vốn của bên thứ ba (nếu nhu cầu vốn lưu động âm).

Nếu vốn bằng tiền nhỏ hơn không, chứng tỏ vốn lưu động thường xuyên chỉ tài trợ được một phần nhu cầu vốn lưu động. Phần còn lại công ty dựa vào tín dụng ngắn hạn ngân hàng, phần này càng nhiều chứng tỏ công ty càng phụ thuộc vào ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1166 phân tích nguồn lực tài chính tại chi nhánh CTY CP VINACAM tại hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w