Phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính bằng phương pháp phân tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu 1166 phân tích nguồn lực tài chính tại chi nhánh CTY CP VINACAM tại hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 31 - 39)

phương pháp phân tỷ số tài chính

a. Khả năng thanh toán ngắn hạn

Đúng như tên gọi, các tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn cung cấp thông tin về tính thanh khoản của doanh nghiệp, các tỷ số này đôi khi còn được gọi là tỷ số khả năng thanh khoản. Nội dung quan tâm cơ bản là khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, do đó, các tỷ số này đề cập đến các tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn.

Các tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn có ý nghĩa rất lớn đối với những người cho vay ngắn hạn. Do đó, đối với nhà quản lý, việc hiểu được các tỷ số này là rất quan trọng vì họ thường phải làm việc với các ngân hàng và các chủ nợ ngắn hạn.

Tỷ số hiện hành: Một trong những tỷ số được biết đến nhiều nhất và được

sử dụng rộng rãi nhất đó là tỷ số hiện hành, hay còn được gọi là tỷ số khả năng thanh khoản. Tỷ số hiện hành được xác định như sau:

(Khả năng thanh khoản) Nợ ngan hạn

về nguyên tắc, tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều được chuyển thành tiền mặt trong 12 tháng, do đó, tỷ số hiện hành đo lường mức độ thanh khoản của doanh nghiệp. Đơn vị sử dụng đo lương có thể là đơn vị tiền hoặc số lần.

Đối với các chủ nợ ngắn hạn hay nhà cung ứng, tỷ số này càng cao càng tốt. Đối với chủ doanh nghiệp, tỷ số này cao phản ánh tính thanh khoản của doanh nghiệp tốt, nhưng tỷ số này cũng có thể chỉ ra sự không hiệu quả trong việc sử dụng tiền mặt và các tài sản lưu động khác. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ mong đợi có được tỷ số này ở mức tối thiểu là bằng một, bởi lẽ nếu tỷ số này thấp hơn một, có nghĩa vốn lưu động ròng của doanh nghiệp sẽ ở trạng thái âm, điều này không có lợi cho bất cứ doanh nghiệp nào.

Tỷ số hiện hành, cũng giống như các tỷ số khác, bị ảnh hưởng bởi các giao dịch khác nhau. ví dụ, giả sử doanh nghiệp thực hiện các khoản vay dài hạn để tăng lượng tiền mặt sẽ ảnh hưởng làm tăng tài sản ngắn hạn và tăng nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn sẽ không bị ảnh hưởng, vì thế, tỷ số hiện hành sẽ tăng.

Cuối cùng, chú ý rằng một tỷ số hiện hành thấp chưa chắc đã là một dấu hiệu xấu đối với những công ty có những nguồn tín dụng lớn chưa khai thác đến.

Tỷ số thanh toán nhanh: Là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với

nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là các tài sản có tính thanh khoản cao, nhanh chóng chuyển thành tiền như tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu. Hàng tồn kho là loại tài sản lưu động kém tính lỏng nhất và giá trị thị trường và giá trị sổ sách thường có sự chênh lệch lớn.

Do đó, tỷ số nhanh cho biết khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn mà không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho. Tỷ số nhanh được xác định bằng cách lấy tài sản lưu động trừ đi phần tồn kho chia cho nợ ngắn hạn.

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Tỷ sô thanh toán nhanh =_________________,_______________

Nợ ngắn hạn

Chú ý rằng, việc sử dụng tiền mặt để mua hàng tồn kho không ảnh hưởng đến tỷ sô hiện hành, nhưng lại làm giảm tỷ sô nhanh. Hơn nữa, các ý kiến đều đồng ý rằng hàng tồn kho có tính lỏng kém hơn so với tiền mặt.

Cũng cần chú ý, trong rất nhiều trường hợp, mặc dầu tỷ sô thanh toán hiện hành rất cao nhưng hàng tồn kho chiếm phần lớn mà lại là những tài sản khó bán hoặc không thể bán được thì sự sai lệch khi sử dụng tỷ sô này là rất lớn. Điều này sẽ dẫn đến nhiều sự quan tâm về tỷ sô hiện hành và tỷ sô nhanh.

Tỷ số thanh toán tức thời: Tỷ sô này cho biết khả năng thanh toán ngay

tức thời của công ty bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền, tỷ sô này không bị chi phôi bởi thời gian chuyển đổi của hàng tồn kho và các khoản phải thu. Tỷ sô thanh toán tức thời phản ánh chính xác hơn khả năng thanh toán của công ty vì đã loại bỏ đi được các khoản phải thu khó đòi hoặc không thể thu hồi.

Tỷ sô thức thời Tiền mặt

(Tỷ sô tiền mặt) Nợ ngắn hạn

Tiền mặt trong công thức

này bao gồm tiền tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn. Tiêu chuẩn để so sánh tỷ sô này là so sánh với tỷ sô của ngành.

b. Khả năng thanh toán dài hạn

Các tỷ sô khả năng thanh toán dài hạn có xu hướng chỉ ra được khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp, hay tổng quát hơn là đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Các tỷ sô này đôi lúc còn được gọi là các tỷ sô đòn bẩy tài chính.

Đê đánh giá khả năng thanh toán dài hạn, các nhà quản lý thường sử dụng ba tỷ số phổ biến sau:

Tỷ số tổng nợ: Tỷ số tổng nợ được sử dụng đê xác định nghĩa vụ thanh

toán của doanh nghiệp đối với chủ nợ. Tỷ số tổng nợ còn cho biết cơ cấu nguồn

vốn của doanh nghiệp và có thê được tính bằng công thức: Nợ phải trả

Tỷ số tông nợ = .— —

Tổng nguồn vốn

Tỷ số tổng nợ của doanh nghiệp cho thấy cứ mỗi đồng vốn doanh nghiệp đang sử dụng thì có bao nhiêu đồng nợ. Một doanh có tỷ số này cao cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nhiều nợ vào hoạt động kinh doanh. Nếu tỷ suất sinh lời trên mỗi đồng nợ vay khi sử dụng vào kinh doanh lớn hơn chi phí mỗi đồng nợ vay thì doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ vay càng làm tăng thêm tỷ suất sinh lời trên mỗi đồng vốn. Tuy nhiên doanh nghiệp vay nợ càng nhiều thì mức độ rủi ro tài chính sẽ tăng lên, khả năng tự chủ tài chính giảm xuống và làm giảm khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp.

Ngược lại, những doanh nghiệp có tỷ số tổng nợ thấp cho thấy tiềm lực tài chính của chủ sở hữu vững mạnh, khả năng tự chủ tài chính cao và giảm mức độ rủi ro tài chính, do đó, làm tăng khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp.

Thông thường các chủ nợ thích tỷ số tổng nợ vửa phải vì tỷ số này càng thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu của doanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn tăng tỷ lệ sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu và muốn toàn quyền kiêm soát doanh nghiệp.

Tỷ số nợ dài hạn: Thông thường, các nhà phân tích tài chính thường quan

tâm đến nợ dài hạn của doanh nghiệp nhiều hơn là nợ ngắn hạn, bởi vì nợ ngắn

của chính sách quản lý nợ vì nó thực tế phản ánh các giao dịch hàng ngày. Với lý do này, người ta thường sử dụng tỷ số nợ dài hạn.

„. A .... Nợ dài hạn

Tỷ số nợdài hạn = _____________________, .. ....

Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay: Tỷ số này đo lường khả năng thanh

toán dài hạn của doanh nghiệp. Nó được xác định như sau:

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) Tỷ số thanh toán lãi vay (TIE) =_________________________________________

Chi phí trả lãi vay

Tỷ số này càng cao phản ánh khả năng trả lãi của doanh nghiệp càng tốt, điều này làm tăng khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp. Ngân hàng là chủ nợ thường rất quan tâm tới tỷ số này của doanh nghiệp vay vốn.

c. Hiệu quả quản lý tài sản

Để đánh giá được hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp, cũng chính là việc đánh giá hiệu quả các nguồn lực tài chính, nhà quản lý tiến hành phân tích nhóm tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản. Các tỷ số nhóm này còn được gọi là các tỷ số sử dụng tối ưu tài sản.

Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng hàng tồn kho: Trước tiên, để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho, nhà phân tích sử dụng hai tỷ số vòng quay hàng tồn kho và kỳ hạn vòng quay hàng tồn kho.

Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = ___________,________

Hàng tồn kho

Tỷ số này cho biết hàng tồn kho của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng trong kỳ so với giá vốn hàng bán. Vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng tốt vì giảm được chi phí tồn trữ hàng.

Khi biết được vòng quay hàng tồn kho, ta có thể tính được thời gian bình quân cứ mỗi đơn vị hàng tồn kho bình quân lưu kho bao nhiêu ngày qua tỷ số kỳ hạn vòng quay hàng tồn kho.

365 ngày

Kỳ hạn vòng quay hàng tồn kho = _________________ ʌ__________ Vòng quay hàng tồn kho

Phân tích hiệu quả quản lý các khoản phải thu: Để đánh giá hiệu quả

quản lý các khoản phải thu liên quan đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp,

nhà phân tích sử dụng hai tỷ số sau:

... Doanh thu

Vòng quay các khoản phải thu =__________________________,_______ Các khoản phải thu ngắn hạn

Do các khoản phải thu của doanh nghiệp được hình thành từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác nên chỉ tiêu doanh thu phải là tổng doanh thu thuần của ba loại hoạt động. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, công ty ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại. Vòng quay các khoản phải thu được tính toán và so sánh với các chỉ tiêu trung bình của ngành mới có thể đánh giá một cách chính xác.

Tương tự khi biết vòng quay khoản phải thu ta sẽ tìm được: 365 ngày

Kỳ thu tiền bình quân = ____________________________________ Vòng quay các khoản phải thu

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại. Trên thực tế, kỳ thu tiền trung bình càng ngắn thì càng tốt, bởi nó thể hiện thời gian công ty bị chiếm dụng vốn là ngắn.

Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản cố định ____________________,________

Tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định nói lên một đồng tài sản cố định nào đưa vào sử dụng trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, thể hiện mức độ hiệu quả trong sử dụng tài sản của công ty. Hệ số này càng cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty càng tốt.

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản: Chỉ tiêu này nói lên cứ 1 đồng tài sản

doanh nghiệp đưa vào sử dụng trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng càng hiệu quả tài sản của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.

Doanh thu thuần Vòng quay tông tài sản = _________,_____________

Tong tài sản

d. Phân tích khả năng sinh lời

Đây là nhóm tỷ số phản ánh tông hợp hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có thể nói là nhóm quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ số lợi nhuận biên: là tỷ số rất được nhà quản lý quan tâm vì nó cho

biết được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế

Tỷ số lợi nhuận biên =_____’_____’______,____ Doanh thu thuần

Tỷ số này thể hiện trong 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Doanh thu thuần trong công thức trên được xác định là tông doanh thu của doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận biên càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là càng tốt.

Ngoài tỷ số lợi nhuận biên, trên thực tế người ta còn hay dùng thêm hai tỷ số lợi nhuận biên khác là:

-.X... . . Lợi ,,l,uj,' gộp

Tỷ số lợi nhuận biên gộp = __________________,____’________________ Doanh thu thuần bán hàng và CCDV Và tỷ số lợi nhuận biên thuần:

Tỷ số lợi nhuận Lợi nhuận thuần HĐKD

biên thuần Doanh thu thuần bán hàng + Doanh thu HĐTC

Tỷ số sinh lời cơ sở: Tỷ số sinh lời cơ sở hay còn gọi là tỷ số thu nhập

trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản, nó cho biết mức sinh lời cơ sở trên mỗi đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Tỷ số sinh lời cơ Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT)

sở (BEP) Tổng tài sản

Đây là tỷ số rất quan trọng được sử dụng trong quyết định cơ cấu vốn. Doanh nghiệp có nên hay không nên sử dụng nợ vay vào hoạt động kinh doanh. Nếu tỷ số sinh lời cơ sở lớn hơn chi phí vay nợ, thì doanh nghiệp sử dụng nợ càng nhiều vào kinh doanh thì tỷ lệ sinh lời trên mỗi đồng vốn sẽ tăng lên và ngược lại.

Tỷ suất thu hồi tài sản

Tỷ suất thu hồi tài sản Lợi nhuận sau thuế

=__________________________ x 100

(ROA) Tổng tài sản

Tỷ số này cho biết 1 đồng đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Vì nguồn vốn của doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh bao gồm cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả nên phần thu nhập trước thuế và lãi vay thuộc cả về chủ sở hữu và chủ nợ.

Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu

Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở Lợi nhuận sau thuế

ɪ ' =_______12____y ____________ x 100

hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu

Đây là tỷ số được các nhà đầu tư, chủ sở hữu của doanh nghiệp rất quan tâm vì nó phản ánh hiệu quả sử dụng mỗi đồng vốn chủ sở hữu mà họ đã đầu tư. Nó cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập sau thuế. Để thỏa mãn sự kỳ vọng của các nhà đầu tư thì tỷ số này phải lớn hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu 1166 phân tích nguồn lực tài chính tại chi nhánh CTY CP VINACAM tại hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w