Đốivới các ban, ngành liên quan

Một phần của tài liệu 1166 phân tích nguồn lực tài chính tại chi nhánh CTY CP VINACAM tại hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 103 - 105)

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ròng: Hiệu quả sử dụng mỗ

3.3.1 Đốivới các ban, ngành liên quan

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tồn tại và phát triển các công ty phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý. Năng lực phân tích tài chính được coi là yếu tố quan trọng để mang lại sự thành công trong công ty. Vì vậy, hoàn thiện công tác phân tích tài chính là một công việc không chỉ là vấn đề của từng doanh nghiệp, mà là vấn đề của cả các cơ quan quản lý. Bởi vì, nếu mỗi doanh nghiệp phân tích nguồn lực tài chính được tốt, sẽ là tiền đề để họ luôn đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp pháp luật. Điều này đảm bảo tính ổn định và sự phát triển bền vững của cả nên kinh tế. Các giải pháp được đề xuất ở trên đều là những việc làm thiết thực đối với Chi nhánh Công ty cổ phần Vinacam tại Hà Nội nhằm thực hiện công tác phân tích tài chính một cách tốt hơn. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong việc thực hiện các giải pháp trên thì các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự hỗ trợ để tạo ra môi trường thuận lợi không chỉ có Chi nhánh mà cả với các công ty khác.

Những tác động hỗ trợ của các cơ quan quản lý đối với công tác phân tích tài chính của các công ty nói chung và Chi nhánh Công ty Vinacam tại Hà Nội nói riêng phải nhằm mục đích tạo ra môi trường thuận lợi và động lực thúc đẩy

các công ty phân tích tài chính có hiệu quả. Với tinh thần đó, em xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:

Một là, Bộ tài chính cần điều chỉnh, ban hành chế độ kế toán phù hợp hơn

với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở cho việc cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều chuyển biến lớn, do đó chế độ kế toán Việt Nam cũng đã liên tục được đổi mới cho thích nghi với hoàn cảnh đất nước và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, việc thay đổi liên tục gây ra nhiều khó khăn cho công tác kế toán ở công ty, làm cho việc hạch toán sổ sách thiếu tính thống nhất, đồng bộ ở các công ty. Vì vậy, Bộ tài chính cần điều chỉnh hệ thống kế toán phù hợp, thống nhất và đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên kế toán của công ty thực hiện công việc của mình một cách chính xác, không phải thay đổi nhiều.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng phải qui định chặt chẽ về việc kiểm toán nhất là công tác kiểm toán nội bộ tại công ty nhằm nâng cao tính chính xác của sổ sách kế toán, góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của Công ty.

Hai là, ra quyết định mang tính bắt buộc đối với việc thực hiện phân tích tài

chính hàng năm của công ty. Chính phủ cần quy định rõ về thời gian phân tích, về việc báo cáo kết quả phân tích. Đây là một hoạt động trong công tác kế toán tài chính nhưng không nên sát nhập phân tích tài chính vào công tác kế toán. Trong thời gian đầu khi các công ty, doanh nghiệp mới thực hiện công tác phân tích tài chính một cách có kế hoạch, có quy củ như vậy thì nhà nước nên tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra để đôn đốc các doanh nghiệp hoạt động đi vào nề nếp. Nên mở các khóa học bồi dưỡng kiến thức về công tác phân tích tài chính cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ phân tích và kiểm soát.

Ba là, Hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ cơ chế pháp luật, đặc biệt là các biện

pháp bình ổn giá sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.

Thị trường một số sản phẩm, thiết bị và vật tư nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu và bị tác động mạnh mẽ bởi những biến động của thị trường thế giới. Do vậy, Chính phủ cần có những biện pháp hiệu quả để ổn định giá thiết vị, vật tư sản phẩm nông nghiệp, tránh để biến động quá lớn gây khó khăn cho các doanh nghiệp và chủ thể sản xuất phát triển nông nghiệp nông thôn.

Hoàn thiện chính sách lãi suất tín dụng ưu đãi cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạo điều kiện, hỗ trợ cho người dân vay vốn thức đẩy sản xuất kinh doanh tới mọi chủ thể trong nền kinh tế.

Bốn là, Phát triển mạnh hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp

- Khuyến khích phát triển loại hình công ty cổ phần: Cần có những chính sách khuyến khích loại hình doanh nghiệp này dưới các hình thức cụ thể như: miễn thuế trong thời gian cụ thể khi môi trường kinh tế gặp nhiều khó khăn, các

công ty làm ăn thua lỗ, phá sản nhiều.

- Quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tạo điều hiện phát triển các doanh nghiệp lớn hơn: Tạo sự bình đẳng trong các khu vực kinh tế, tránh tình trạng quá ưu tiên đối với doanh nghiệp lớn, tạo ra sự ỷ lại cho các doanh nghiệp lớn, đặc biệt doanh nghiệp nhà nước.

- Tập trung tháo gỡ các rào cản hành chính của doanh nghiệp; điều này sẽ góp phần đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp, do đó gián tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực tài chính.

Một phần của tài liệu 1166 phân tích nguồn lực tài chính tại chi nhánh CTY CP VINACAM tại hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w