- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ròng: Hiệu quả sử dụng mỗ
3.2.2.2. Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch huy động nguồn lực tài chính
nguồn lực tài chính
Trong những năm qua, bộ phận phòng tài chính kế toán chưa lập được kế hoạch kinh doanh, và kế hoạch tài chính chi tiết cho mỗi năm của chi nhánh. Lãnh đạo chi nhánh thường chỉ căn cứ vào bản dự báo kết quả kinh doanh để đưa ra các quyết định tài chính. Rõ ràng bản dự báo kinh doanh này chưa sát với thực tế biến động của thị trường, công tác xây dựng còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch kinh doanh khả thi sẽ là cơ sở quan trọng đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh phải căn cứ vào thực tế thực hiện, phân tích và dự báo những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô và của thị trường trong nước.
Việc lập kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính là một giải pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của chi nhánh. Việc lập kế hoạch sử dụng các nguồn lực tài chính luôn phải quan tâm tới việc huy động các nguồn lực tài chính đó. Để đảm bảo yêu cầu của công tác lập kế hoạch, khi tiến hành thực hiện chi nhánh cần chú ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, Xác định chính xác nhu cầu về vốn tối thiểu cần đáp ứng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của chi nhánh được tiến hành thường xuyên, liên tục không bị gián đoạn, trong đó phải xác định được nhu cầu tăng đột biến trong những thời điểm biến động giá nguyên vật liệu và sản phẩm của công ty trên thị trường để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động. Từ đó có các biện pháp huy động vốn phù hợp nhằm cung ứng vốn một cách đầy đủ, hiệu quả, tránh tình trạng dư thừa vốn gây lãng phí vốn không cần thiết nhưng cũng đảm bảo không bị thiếu vốn gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của chi nhánh, đồng thời huy động vốn với chi phí sử dụng vốn tối ưu.
Thứ hai, trên cơ sở nhu cầu vốn đã lập, chi nhánh cần có kế hoạch cụ thể
huy động các nguồn lực tài chính, bao gồm xác định khả năng nguồn lực tài chính hiện có, số vốn còn thiếu để lựa chọn nguồn tài chính tài trợ thích hợp với chi phí về vốn là thấp nhất để giúp chi nhánh có cơ cấu vốn linh hoạt và tối ưu.
Thứ ba, sau khi lập kế hoạch huy động các nguồn lực tài chính, chi nhánh
cần chủ động trong việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng mỗi nguồn lực tài chính lúc này cũng là rất cần thiết. Chi nhánh cũng cần căn cứ trên kế hoạch kinh doanh và dự báo những biến động của thị trường để đưa ra các quyết định phân phối các nguồn lực tài chính cả về số lượng và thời gian, cụ thể cần dự trữ bao nhiêu hàng tồn kho là hợp lý, hiệu quả... Đồng thời, công ty cần có sự phân bổ hợp lý nguồn lực tài chính dựa trên chiến lược phát triển. Từ kế hoạch tổng thể, công ty cần đưa ra kế hoạch chi tiết, cụ thể và sát thực nhất.
Có thể nói, việc lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng và huy động các nguồn lực tài chính chính xác là một công việc khó khăn bởi ngoài các yếu tố chủ quan từ phía ban lãnh đạo chi nhánh , còn phhuj thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như: Tình hình biến động của thị trường, sự thay đổi cơ chế chính sách của Nhà nước, khả năng, uy tín của chính công ty ... Thực tế, nguồn lực tài chính của công ty luôn có sự biến động giữa các thời điểm trong năm, vì vậy, khi thực hiện trên cơ sở các kế hoạch đã đề ra cũng cần phải có căn cứ vào tình hình thực tế để có những điều chỉnh thích hợp khi có những thay đổi không thể dự
báo trước. Cụ thể, nếu thiếu vốn, công ty cần chủ động nhanh chóng tìm nguồn tài trợ bổ sung.
Tóm lại, việc lập kế hoạch kinh doanh, huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Do vậy, việc lập kế hoạch chi tiết luôn là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính của công ty. Nếu làm tốt công tác này, sẽ giúp công ty có một cơ cấu vốn linh hoạt và hiệu quả,giúp lành mạnh hóa tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính của công ty.