Phân tích khả năng sinh lời của nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu 1166 phân tích nguồn lực tài chính tại chi nhánh CTY CP VINACAM tại hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 70 - 73)

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ròng: Hiệu quả sử dụng mỗ

2.2.3.4. Phân tích khả năng sinh lời của nguồn lực tài chính

% 3.2%

Tỷ suất sinh lời cơ sở (BEP) 20.02% 24.49% 20.56% 15.30% 14.15% 16.4%

Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) 10.51% 16.32% 12.51% 4.83 %

5.52% %

7.5%

Tỷ suất thu hồi vốn CSH (ROE) 27.59% 41.11% 32.25% 14.11% 15.81% 18.42%

- Phân tích hiệu quả quản lý tổng tài sản: Nếu như hiệu quả quản lý tài

sản cố định của công ty liên tục tăng lên trong 5 năm qua thì hiệu quả quản lý tổng tài sản lại giảm liên tục. Thể hiện là, vòng quay tổng tài sản năm 2008 là 3.56 vòng đã giảm xuống còn 2.49 vòng ở năm 2012 và thấp hơn rất nhiều so với

vòng quay tổng tài sản của ngành là 3.1 vòng. Kết quả tính này cho thấy, hiệu quả quản lý tài sản ngắn hạn của chi nhánh trong những năm qua là chưa tốt đã

tác động làm giảm hiệu quả quản lý tài sản của chi nhánh.

- Phân tích chu kỳ tiền mặt: Để đánh giá hiệu quả quản lý tiền mặt của chi

nhánh, ta có thể kết hợp ba tỷ số, kỳ hạn vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân và kỳ trả nợ bình quân.

Chu kỳ tiền mặt hay còn gọi là vòng quay tiền mặt được xác định bằng số ngày lưu kho hàng tồn kho bình quân cộng với số ngày thu tiền bình quân trừ đi số ngày trả nợ bình quân của chi nhánh. Tỷ số này của công ty được tính và minh họa ở sơ đồ dưới đây

Năm 2008, chu kỳ tiền mặt là 68.78 ngày, điều này có ý nghĩa, cứ một đồng tiền mặt bỏ ra kinh doanh thì sau 68.78 ngày sẽ thu được về. Năm 2012 chu kỳ tiền mặt của chi nhánh bình quân là 99.96 ngày, số ngày trong chu kỳ này càng lớn phản ánh hiệu quả quản lý, sử dụng tiền mặt của công ty giảm dần. Nếu so

với chu kỳ tiền mặt của ngành là 60.23 ngày thì hiệu quả quản lý và sử dụng tiền mặt của chi nhánh những năm qua, đặc biệt năm 2012 là chưa tốt.

2.2.3.4. Phân tích khả năng sinh lời của nguồn lực tài chính

Để đánh giá khả năng sinh lời của các nguồn lực tài chính tại chi nhánh công ty cổ phần Vinacam tại Hà Nội, ta sử dụng các tỷ số tài chính đo lường mức sinh lời trong bảng 2.10 dưới đây:

- Khả năng sinh lời từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ được đo lường bằng tỷ số lợi nhuận biên gộp. Nhìn chung, tỷ số lợi nhuận biên gộp của công ty khá ổn định trong 5 năm qua. Năm 2012, tỷ số lợi nhuận biên gộp của công ty là 10.43%, cho thấy cứ mỗi đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty thu được 0.105 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này càng cao phản hánh hiệu quả sinh lời từ hoạt động kinh doanh càng tốt. So với tỷ số ngành là 10.5% thì hiệu quả sinh lời có thấp hơn không đáng kể.

- Tuy nhiên tỷ số lợi nhuận biên thuần của chi nhánh lại có xu hướng giảm dần trong 5 năm qua, và năm 2012 tỷ số này bằng 3.07% thấp hơn nhiều so với ngành là 4.3%. Điều này cho thấy khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của

nợ vay tăng lên trong khi lãi suất thị trường tăng cao đã làm giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Tỷ số lợi nhuận biên đo lường tổng thể khả năng sinh lời của chi nhánh, nó phản ánh cứ mỗi đồng doanh thu thu về có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong 5 năm qua, tỷ số này của chi nhánh đang có chiều hướng giảm dần phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm dần.

- Các tỷ số sinh lời cơ sở, tỷ suất thu hồi tài sản, ROA và tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu, ROE đều giảm trong 5 năm qua cho thấy khả năng sinh lời trên mỗi

đồng nguồn lực tài chính của chi nhánh giảm dần. Năm 2012, tỷ số sinh lời cơ sở

của công ty là 14.15%, thấp hơn năm 2011 và thấp hơn tỷ số của ngành. Tỷ suất

thu hồi tài sản của công ty năm 2012 là 5.52%, mặc dù cao hơn năm 2011 nhưng

thấp hơn rất nhiều so với tỷ số ngành và các năm trước đó. Tương tự đối với tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu, năm 2012 tỷ số này của công ty là 15.81% cao hơn

năm 2011 nhưng thấp hơn so với ngành và các năm trước đó.

Tổng hợp lại số liệu phân tích trên cho thấy khả năng sinh lời của chi nhánh trong 5 năm qua đang có xu hướng giảm dần. Riêng năm 2011 và 2012 tỷ số này đều thấp hơn ngành cho thấy khả năng sinh lời của công ty là chưa tốt.

Để thấy rõ các nhân tố tác động làm giảm tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu, ROE = Lợi nhuận biên x Vòng quay tài sản x Số nhân vốn chủ sở hữu

Số nhân vốn chủ sở hữu năm 2011 là 2.92 lần. Số nhân vốn chủ sở hữu năm 2012 là 2.87 lần.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Chi phí sử dụng nợ vay (Rd) 13.50% 17.50% 13.40%

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Re) 16.80% 23.50% 15.80%

Với những kết quả tính được ở các bảng số liệu trên, ta phân tích ROE của công ty năm 2011 và 2012 theo phương pháp Dupont như sau:

ROE2011 = 14.11% = 1.85% x 2.62 x 2.92 ROE2012 = 15.81% = 2.22% x 2.49 x 2.87

Theo phương pháp thay thế liên hoàn ta thấy tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng 1.7% so với năm 2011 là do ảnh hưởng bởi các nhân tố như sau:

- Thứ nhất, Do tỷ số lợi nhuận biên của chi nhánh năm 2012 tăng so với

2011, nhân tố này làm tỷ suất thu hồi vốn, ROE tăng: (2.22% - 1.85%) × 2.62 × 2.92 = 2.83%

- Thứ hai, Do vòng quay tổng tài sản năm 2012 giảm so với năm 2011, làm

giảm tỷ suất thu hồi vốn là:

2.22% × (2.49 - 2.62) × 2.92 = - 0,85%

- Thứ ba, Do số nhân vốn chủ sở hữu năm 2012 giảm so với 2011 tác động

làm giảm tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu là:

2.22% × 2.49 × (2.87 - 2.92) = - 0.28%

Tổng hợp kết qủa phân tích ba nhân tố trên cho thấy, tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng 1.7% so với năm 2011 là do tỷ số lợi nhuận biên tăng so với năm 2011.

Một phần của tài liệu 1166 phân tích nguồn lực tài chính tại chi nhánh CTY CP VINACAM tại hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w