Về cơ cấu tài sản nguồn vốn

Một phần của tài liệu 1166 phân tích nguồn lực tài chính tại chi nhánh CTY CP VINACAM tại hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 76 - 82)

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ròng: Hiệu quả sử dụng mỗ

2.3.1.1. Về cơ cấu tài sản nguồn vốn

- Nguồn lực tài chính của công ty luôn tăng trưởng: Trong 5 năm qua, tổng

tài sản của công ty liên tục tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm

là 18.06%/năm. Con số này cho thấy nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh công ty Vinacam tại Hà Nội là tương đối lớn, hơn nữa nó phản ánh được cả tính hiệu quả trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh

và tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Thành tựu

lớn nhất có thể thấy được là do nhận thức và phân tích được khi tỷ trọng nợ vay

tăng trong năm 2011 đã làm chi phí trả lãi tăng và lợi nhuận sau thuế của công ty

giảm xuống. Chi nhánh đã quyết định giảm nợ vay, tăng vốn chủ sở hữu, mặc dù

vốn chủ sở hữu không tăng lên nhiều nhưng đã tác động làm lợi nhuận sau thuế

năm 2012 đã tăng so với năm 2011.

Năm 2012, mặc dù doanh thu giảm so với năm 2011, nhưng doanh nghiệp đã thực hiện tốt được một số chỉ tiêu nên lợi nhuận sau thuế năm 2012 vẫn tăng so với năm 2011. Cụ thể:

- Lợi nhuận gộp của công ty tăng: Xác định năm 2012 là năm khó khăn,

ngay từ đầu năm chi nhánh đã phát động chính sách tiết kiệm chi phí trong sản xuất, cộng thêm với sự cố gắng quản lý tốt chi phí sản xuất trực tiếp, nhân công

trực tiếp và chi phí sản xuất chung đã tác động làm giảm tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần từ 90.49% năm 2011 xuống còn 89.57% năm 2012. Kết

quả lợi nhuận gộp của chi nhánh đã tăng được 5.2% so với năm 2011.

- Chi phí tài chính năm 2012 đã giảm so với năm 2011: Năm 2011, chi phí

tài chính chiếm 3.31% trên tổng doanh thu thì năm 2012 chỉ còn 3.05%. Chỉ tiêu

này cũng đã tác động rất lớn làm tăng lợi nhuận sau thuế năm 2012 của chi nhánh. Tuy nhiên, chi nhánh cần chú ý, chi phí trả lãi tiền vay giảm là do yếu tố

khách quan lãi suất thị trường giảm chứ không phải do chỉ tiêu tổng nợ ngắn hạn

và dài hạn của doanh nghiệp giảm.

- Hầu hết các tỷ số khả năng sinh lời của công ty năm 2012 đều cao hơn năm 2011: Lợi nhuận sau thuế của chi nhánh năm 2012 là 13,652 tỷ đồng,

tăng

15.28% so với năm 2011. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu đã tăng từ 3,383 VNĐ năm 2011 lên 3,901 VNĐ năm 2012. Có được kết quả này là do chi nhánh đã giảm được chi phí giá vốn hàng bán và giảm được chi phí tài chính.

- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao: Vòng quay tài sản cố định của chi

nhánh tương đối ổn định trong 5 năm qua. Năm 2012, vòng quay tài sản cố định

của công ty là 16.88 vòng, mặc dù giảm so với năm 2011 nhưng vẫn cao hơn so

với tỷ số bình quân của ngành. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng mỗi đồng tài

sản cố định của chi nhánh rất tốt trong những năm qua.

- Khả năng sinh lời của môi đồng vốn tăng so với năm 2011: Năm 2012, do đánh giá trước được môi trường kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh, ban lãnh đạo đã chủ động thực hiện một số biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất đã làm tăng khả năng sinh lời của chi nhánh. Tỷ số lợi nhuận biên của công ty năm 2012 là 2.22% cao hơn năm 2011 là 0.37%, cho thấy hiệu quả sử dụng mỗi đồng vốn kinh doanh đã tăng

so với năm 2011. Tỷ số sinh lời cơ sở năm 2012 cao hơn chi phí sử dụng nợ vay,

điều này sẽ tác động làm tăng tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu khi chi nhánh sử dụng đòn bẩy tài chính tăng lên. Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu năm 2012 là 15.81% tăng 1.7% so với năm 2011 và cao hơn chi phí sử dụng mỗi đồng vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu

đã thỏa mãn được tỷ suất sinh lời mong đợi của chủ sở hữu.

- Một số hạn chế về hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của chi nhánh

- Hiệu quả sử dụng mỗi đồng vốn lưu động là rất thấp. Nhu cầu vốn lưu động năm 2012 và các năm trước đó là rất lớn, nhưng hiệu quả lại không cao, thể

hiện ở việc công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, các khoản phải thu là rất lớn trong

khi các khoản phải trả mà công ty chiếm dụng vốn của các chi nhánh khác lại rất

nhỏ. Điều này dẫn đến tình trạng tài sản ngắn hạn nhiều mà ngân quỹ của chi nhánh luôn luôn trong trạng thái âm, phản ánh chi nhánh thường xuyên đối mặt

với khó khăn trong hoạt động chi trả các khoán nợ ngắn hạn đến hạn.

- Hạn chế về kết quả hoạt động kinh doanh

- Năm 2012, tổng giá trị tài sản của chi nhánh tăng so với năm 2011, nhưng tổng doanh thu của chi nhánh lại giảm. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng mỗi

đồng tài sản của chi nhánh năm 2012 là chưa tốt.

- Năm 2012, cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng so với năm 2011 trong khi doanh thu năm 2012 giảm và quy mô của chi nhánh gần như không thay đổi. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động quản lý doanh nghiệp và hoạt động bán hàng của chi nhánh đã giảm so với năm 2011. Sự tăng

lên của hai loại chi phí này cũng sẽ tác động làm giảm thu nhập của doanh nghiệp.

- Mặc dù doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010, nhưng do chi phí tài chính lớn đã làm giảm lợi nhuận năm 2011. Sang năm 2012, các chỉ tiêu sinh lời

của công ty đều tăng so với năm 2011, nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các

giảm lượng tiền mặt của chi nhánh . Điều này thể hiện ở tỷ số thanh toán tức thời của công ty rất thấp, đặc biệt năm 2008 và 2009. Kết quả này đã dẫn đến chi nhánh luôn gặp phải khó khăn về khả năng chi trả ngắn hạn.

- Khả năng thanh toán dài hạn của công ty đang có chiều hướng giảm dần:

Tỷ số tổng nợ của công ty đã liên tục tăng trong 5 năm qua và năm 2012 là cao hơn tỷ số bình quân của ngành. Điều này cho thấy khả năng tự chủ tài chính của

chi nhánh giảm, mức độ rủi ro tài chính tăng lên và làm giảm khả năng thanh toán dài hạn của chi nhánh . Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay của chi nhánh cũng giảm trong 5 năm qua. Tỷ số này năm 2009 là 7.2 lần giảm xuống còn 2.4

lần năm 2012 và thấp hơn rất nhiều so với tỷ số bình quân của ngành.

- Hiệu quả sử dụng và quản lý hàng tồn kho chưa tốt: Vòng quay hàng tồn

kho từ năm 2009 đến 2012 có xu hướng giảm dần. Năm 2012, vòng quay hàng tồn kho của chi nhánh là 7.28 vòng, thấp hơn so với năm 2011 và thấp hơn bình

quân ngành là 0.12 vòng. Số ngày tồn kho bình quân của hàng tồn kho năm 2012

tăng so với năm 2011 đã làm tăng chi phí lưu kho và gây lãng phí sử dụng vốn lưu động ròng của chi nhánh .

- Hiệu quả quản lý các khoản phải thu của chi nhánh chưa tốt, chi nhánh bị chiếm dụng vốn nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Trong 5 năm qua,

vòng quay các khoản phải thu có xu hướng liên tục giảm dần và số ngày thu tiền

bình quân tăng lên. Năm 2008, một đồng bán chịu cho khách hàng chi nhánh bình quân mất 49.19 ngày để thu được tiền về thì đến năm 2012 kỳ thu tiền bình

Năm 2012, mỗi đồng vốn lưu động của chi nhánh quay được 6.19 vòng trong khi bình quân ngành là 8.6 vòng. Điều này cho thấy hiệu quả quản lý và sử dụng mỗi đồng vốn lưu động của chi nhánh là chưa tốt.

- Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty có chiều hướng giảm dần: Điều

này được thể hiện ở tỷ số vòng quay tổng tài sản của chi nhánh có xu hướng giảm dần trong 5 năm qua. Năm 2012, vòng quay tài sản cố định là 2.49 vòng và

thấp hơn tỷ số vòng quay bình quân tài sản cố định của ngành là 0.61 vòng. Vòng quay tài sản cố định tăng trong khi vòng quay tổng tài sản lại giảm, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng mỗi đồng vốn ngắn hạn của chi nhánh là rất thấp.

- Hiệu quả sử dụng môi đồng vốn tiền mặt của công ty cũng giảm dần: Năm

2008, chu kỳ tiền mặt của chi nhánh là 68.78 ngày, điều này cho thấy một đồng

vốn tiền mặt từ khi bỏ ra để kinh doanh đến khi thu về là 68.78 ngày, đến năm 2012, tỷ số này là 99.96 ngày. Chu kỳ tiền mặt tăng dần so với các năm trước đó

và năm 2012 cao hơn rất nhiều so với chu kỳ tiền mặt bình quân của ngành cho

thấy hiệu quả sử dụng mỗi đồng vốn tiền mặt của chi nhánh chưa tốt.

- Khả năng sinh lời có chiều hướng giảm dần và năm 2012 thấp hơn khả năng sinh lời của ngành: Các tỷ số về khả năng sinh lời của chi nhánh điều có

xu

hướng giảm dần 5 năm qua. Năm 2012 mặc dù các tỷ số sinh lời của chi nhánh cao hơn năm 2011 nhưng thấp hơn rất nhiều so với các năm trước đó và so vơi ngành. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của chi nhánh là chưa tốt so với ngành. Năm 2011, tỷ số sinh lời cơ sở của công ty là 15.3% trong khi chi phí

Xuất phát từ những hạn chế nêu trên, tác giả đã đi xâu tìm hiểu và xác định được những nguyên nhân sau:

Một phần của tài liệu 1166 phân tích nguồn lực tài chính tại chi nhánh CTY CP VINACAM tại hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w