-I- Nguồn nhân lực:
Nhân tố con người là nhân tố trung tâm quyết định đến mọi hành động. Các ngân hàng muốn cung cấp được sản phẩm tốt đến khách hàng của mình thì đầu tiền phải có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn và trình độ, nhạy bén, kiến thức sâu rộng mới có thể phát triển thị trường và lôi kéo khách hàng về phía ngân hàng được. Do đó, phải quan tâm tới công tác đào nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực này.
Thực tế thì, nguồn nhân lực trong các ngân hàng tại Việt Nam cũng chưa thực sự là cao(mặc dù tỷ lệ đại học và trên đại học chiếm 70%), trình độ ngoại ngữ và tin học đang còn là vấn đề nan giải trong xu thế hội nhập.
-I- Nguồn lực về tài chính:
Để có thể đa dạng theo chiều sâu của các sản phẩm dịch vụ, thì ngân hàng cần phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh thì mới có thể triển khai tốt được. Bởi liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị, trình độ công nghệ, đào tạo và phát triển, mở rộng mạng lưới. Nếu không đủ vốn sẽ không thể đầu tư và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả. Vì vậy, các ngân hàng cần phải có chiến lược và bước đi cụ thể để tăng vốn dài hạn , theo lộ trình phù hợp
với yêu cầu phát triển và khả năng kiểm soát của mỗi ngân hàng trong mỗi thời kỳ.
-I- Hoạt động marketing:
Marketing ngân hàng là việc nghiên cứu thị trường nhằm mục đích: đưa ra những phương án xây dựng, phát triển sản phẩm, cách thức đưa sản phẩm ra
thị trường không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai, để sản phẩm của mình cung ứng ra phù hợp với nhu cầu thị trường.
-I- Mục tiêu chiến lược hoạt động của ngân hàng:
Bất kỳ một tổ chức nào cũng đều đề ra mục tiêu, cách thức để hoàn thành được mục tiêu. Trong từng giai đoạn cụ thể, các tổ chức thường đề ra những mục tiêu riêng. Mục tiêu là đích cuối cùng mà mọi tổ chức hướng đến để đạt kết quả. Để đạt được mục tiêu đó thì cần những chiến lược gì để hoàn thành được mục tiêu đó: đó là những kế hoạch cụ thể, chương trình hành động, cách thức sử dụng hữu hiệu các tiềm lực để đạt được các mục tiêu đó. Ví dụ: mục tiêu của ngân hàng là, tăng trưởng tín dụng năm nay là bao nhiêu % thì ngay từ đầu năm ban lãnh đạo đã phân giao nhiệm vụ cho các phòng trong năm nay mỗi phòng phải tăng trưởng được bao nhiêu % và cách thức tăng trưởng như thế nào: giao cho khối bán lẻ bao nhiêu, giao cho khối bán buôn là bao nhiêu.
Do vậy, ngân hàng phải xác định rõ mục tiêu của mình trong giai đoạn này thì mới có thể xây dựng được chiến lược, phương thức triển khai và phát triển dịch vụ một cách đồng bộ có hiệu quả, mà không phải là chỉ là hoạt động hô hào, khi triển khai thì nhỏ lẻ, rời rạc. Nếu không có mục tiêu rõ ràng thì, việc phát triển dịch vụ ngân hàng sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.
-I- Uy tín của ngân hàng:
Châm ngôn có câu: "Uy tín quý hơn vàng" hay "Một lần mất tin, vạn lần mất tín". Trong Ngân hàng lại càng là vấn đề nhạy cảm, bởi so với các ngành kinh tế khách thì ngân hàng có một lực lượng đông đảo khách hàng. Khi có thông tin không hay về ngân hàng thì người dân và khách hàng sẽ cập nhật ngay lập tức, thời buổi công nghệ thông tin được truyền đi rất nhanh nên không thể giấu được. Trong khi đó, các khách hàng tâm lý chung thường tìm đến những ngân hàng có uy tín để giao dịch. Do vậy, việc tạo dựng và phát
triển uy tín của ngân hàng giữ một vai trò sống còn trong hoạt động kinh doanh nói chung và phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng.
-I- Năng lực quản trị điều hành:
Bất kỳ một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển bền vững được thì vai trò của người lãnh đạo là thấy rõ nhất: Bởi lãnh đạo là người ổn định tổ chức, hiệu triệu sự thống nhất và đồng lòng của tổ chức khi triển khai nhiệm vụ. Vì vậy, người lãnh đạo phải có năng lực, kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ, biết phân tích tích đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với mỗi loại hình dịch vụ khác nhau, xu hướng phát triển của mỗi loại nghiệp vụ, cũng như nhu cầu của khách hàng. Từ đó có những bước đi thích hợp.