Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI NHTM CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM -CHI NHÁNH BỈM SƠN (Trang 82 - 84)

Trong bất kỳ một tổ chức nào thì yếu tố con người luôn là yếu tố trọng tâm luôn được đặt lên hàng đầu. Trong ngân hàng, thì phẩm chất, năng lực, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ là yếu tố quan trọng và là trung tâm sẽ quyết định đến hoạt động của ngân hàng có hiệu quả, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường hay không. Bởi hoạt động của ngân hàng gắn liền với hoạt động rủi ro, phẩm chất đạo đức không tốt của cán bộ sẽ dẫn đến gây thất thoát, ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của ngân hàng, tác động trực tiếp giảm niềm tin của khác hàng. Còn trong ngân hàng có đội ngũ nhân viên giỏi về chuyên môn, nghiệp

vụ, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, sẽ nâng cao vị thế của ngân hàng. Để có được điều đó, BIDV Bỉm Sơn cần đánh giá thực chất được những cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp tốt vào các vị trí sở trường của họ, để họ có động lực phát huy được tối đa khả năng của mình. Trong việc bố trí, điều động nhân sự phải đánh giá trên khía cạnh phẩm chất, năng lực chứ không phải mối quan hệ, bằng cấp... Muốn vậy, trong công tác đánh giá lựa chọn vào các vị trí chuyên môn của họ không chỉ dựa trên bằng cấp, học hàm, học vị mà phải dựa vào: phẩm chất, năng lực và hiệu quả công việc được thể hiện bằng con số để làm thước đo. Làm được như vậy sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ chi nhánh, cán bộ trong chi nhánh sẽ có mục tiêu phấn đấu và cống hiến hết khả năng của mình.

Cần phải có bộ chỉ tiêu KPI(như huy động vốn, phát triển các sản phẩm dịch vụ, thu nợ xấu.) chính xác cho những cho những gì cán bộ đã làm được, nhằm tạo ra cơ chế thu nhập, cơ hội thăng tiến, cho tương xứng cho những họ đã làm được, bộ chỉ tiêu này có thể áp dụng hàng tháng, hàng quý,

nửa năm và cả năm để đánh giá, bằng những chính sách tạo động lực thúc đẩy cán bộ chi nhánh không ngừng rèn luyện phấn đấu để vươn lên. Trong đơn vị tạo lập tinh thần đoàn kết bằng các hành động thiết thực như: thăm hỏi, động viên khi nhà cán bộ có việc, hoặc tổ chức những chương trình 8-3, 20-10 để các cán bộ nhất là ở những PGD xa trung tâm có cơ hội gặp nhau để học hỏi lẫn nhau, tăng thêm tính gắn kết cho cả tập thể cùng hướng về một mục tiêu chung cho sự phát triển của chi nhánh.

Hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại về nguồn lực có chất lượng cao đang diễn ra gay gắt. Tình trạng “cháy máu chất xám”, nhảy việc là thường xuyên ở các ngân hàng, trong đó có BIDV Bỉm Sơn. Trong xu thế hội nhập thì các ngân hàng khác, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không ngần ngại lôi kéo những lao động có chất lượng này bằng những các chính sách đãi ngộ tương xứng với năng lực của họ.

Trước mắt, BIDV Bỉm Sơn cần phải có những chính sách đầu tư đào tạo cho đội ngũ cán bộ dưới nhiều hình thức như: tự đào tạo, thuê các tổ chức chuyên nghiệp, cử cán bộ đi tập huấn, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận để chia sẻ những kinh nghiệm, mời các chuyên gia kinh tế, các chủ doanh nghiệp, các doanh nhân thành đạt để học hỏi những kinh nghiệm về lý thuyết và thực tiễn... Từ đó sẽ nâng cao được trình độ chuyên môn, và các kỹ năng làm việc với khách hàng.Đặc biệt cũng cần quan tâm, đầu tư và đào tạo có định hướng cho các cán bộ trẻ, các cán bộ mới, các cán bộ có tâm huyết, tin tưởng và trao cho họ những cơ hội để họ có thể chứng minh năng lực của mình. Ngoài ra còn thiết lập hệ thống cán bộ lãnh đạo, chủ chốt tiềm năng trong tương lai.

Đối với các cán bộ đã công tác lâu năm và có kinh nghiệm, thì cần có chính sách đào tạo hợp lý. Muốn vậy, BIDV Bỉm Sơn phải đưa ra các cơ hội nghề nghiệp, các chế độ ưu đãi, bảo đảm phúc lợi, tạo sự gắn kết giữa các lớp thế khác thế hệ với nhau trong ngân hàng.

Bên cạnh đó, BIDV Bỉm Sơn cũng cần phải cải thiện môi trường làm việc, để cho các nhân viên có thể có cơ hội thể hiện sự thông minh, sáng tạo, năng động của mình, làm chủ nghiệp vụ, tránh tình trạng các cán bộ chây ỳ, né tránh trách nhiệm, đồng thời cũng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên với nhau để cùng phát triển.

Ngoài ra, BIDV Bỉm Sơn cũng cần phải có chiến lược tuyển dụng cán bộ có năng lực, không nên chỉ dựa vào bằng cấp và các mối quan hệ. Đây chính

là một hạn chế rất lớn mà hầu như các ngân hàng TMCP nhà nước mắc phải. Trong khi các NHTMCP ngoài quốc doanh họ lựa chọn rất kỹ ngay từ khâu đầu vào, đối với giao dịch viên thì tiêu chuẩn đầu tiên là ngoại hình và giọng nói. Đối với cán bộ tín dụng phải là người nhanh nhẹn, khả năng tư duy tốt, nhạy bén nên các NHTMCP ngoài quốc doanh thường lựa chọn được đội ngũ trẻ, năng động sáng tạo, chịu được áp lực cao trong công việc. Sẽ là điều kiện tốt cho các ngân hàng này trong môi trường cạnh tranh và hội nhập. Vì vậy, BIDV Bỉm Sơn cần thiết lập quy trình tuyển dụng chặt chẽ như:

Công khai thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người cùng biết nhằm tạo khả năng thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác nhau. Tổ chức thi tuyển nghiêm túc theo đúng quy trình , tránh tuyển dụng qua loa hình thức, không lựa chọn được người tài.

Với những bộ phận cần năng lực có chất lượng cao, kỹ năng chuyên môn

nghiệp vụ đặc thù, ngân hàng cần phải có chính sách đãi ngộ tương xứng. Liên tục đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với hoạt động Ngân hàng hiện đại.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI NHTM CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM -CHI NHÁNH BỈM SƠN (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w