Đẩy mạnh công tác Marketing dịch vụ ngân hàng:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI NHTM CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM -CHI NHÁNH BỈM SƠN (Trang 86 - 89)

Trong xu thế nền kinh tế hiện đại thì hoạt động marketing thông qua các hình thức, truyền thông, quảng cáo và chăm sóc khách hàng sẽ có tác động mạnh mẽ, trực tiếp vào tiềm thức của số đông khách hàng, bởi lẽ đơn giản là tâm lý khách hàng có thói quen bắt chước theo số đông , chịu tác động của quy

luật bầy đàn trong sử dụng dịch vụ, nhất là những dịch như: ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin... Vì vậy, cần phải thiết lập cách thức quảng cáo đánh vào tâm lý khách hàng theo dõi ngay từ hình ảnh, hoặc thông tin đầu tiên,

gợi cho khách hàng sự kích thích, sự tò mò. Các chương trình quảng cáo ở Việt Nam thường rất đơn điệu. Cần phải học tập cách thức quảng cáo của nước ngoài, mặc dù có thể sản phẩm không còn tồn tại nữa nhưng cũng làm cho’ người xem phải nhớ mãi.

Nghiên cứu và áp dụng các hình thức chăm sóc khách hàng linh hoạt để tăng khả năng cạnh tranh, điều này giúp giữ vững nền khách hàng hiện có, ngoài ra còn để phát triển và lôi kéo thêm các khách hàng mới. Đẩy mạnh công

tác tiếp thị sản phẩm bằng nhiều biện pháp; như giao chỉ tiêu cho các đơn vị trực thuộc, các phòng kinh doanh trực tiếp triển khai, kiểm tra trên thành quả đạt được bằng tốc độ tăng trưởng, số lượng người gia tăng sử dụng, từ đó để đưa ra các đánh giá, cách triển khai phù hợp hơn.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Marketing nhưng so với các ngành khác thì đây vẫn là mảng mà nhiều ngân hàng chưa chú trọng nhiều. Các hình thức tài trợ chỉ mang tính tượng trưng, không để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong tiềm thức của khách hàng’. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác này cần có những giải pháp sau:

Thứ nhất: Quảng bá thương hiệu cho ngân hàng: Để đạt được mục tiêu phát triển nói chung và phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng, thì ngay bản thân ngân hàng phải tạo lập được uy tín, niềm tin của mình đối với khách hàng.

Chữ tín rất quan trọng được ví như quý hơn vàng, nhất là trong hoạt động kinh doanh lại càng phải đặt lên hàng đầu. Điều cốt lõi là khi khách hàng trên địa bàn muốn sử dụng một sản phẩm dịch vụ nào đó thì điều đầu tiên trong đầu của

họ nghĩ đến BIDV Bỉm Sơn mà không phải là Ngân hàng công thương hay ngân hàng nông nghiệp, mặc dù nhà của khách hàng gần hơn so với 02 ngân

hàng này. Để đạt được điều đó ngoài việc chữ tín, phong cách phục vụ, còn phải song song hoạt động Marketing là cầu nối để khách hàng nhớ và tìm đến. Do đó phải tăng cường các hình thức quảng bá như: trên truyền hình, truyền thanh qua hệ thống loa phường, xã, trên website, facebook, các tờ rơi ...

Thứ hai: Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, từng khu vực, thói quen, tập tính của khách hàng. Từ đó sẽ phân đoạn được khách hàng, đâu là khách hàng truyền thống, đâu là khách hàng tiềm năng. Khi nắm bắt được nhu cầu của khách hàng sẽ đưa ra sản phẩm phù hợp luôn cho khách hàng đó, chứ không giới thiệu lan man, khách hàng sẽ cảm thấy khó hiểu và phức tạp, không tốt cho công tác triển khai sản phẩm.

Đối với khách hàng truyền thống ngân hàng cần có những chính sách chăm sóc riêng, phòng kinh doanh sẽ có trách nhiệm theo dõi dữ liệu, và làm tổng hợp báo cáo cho ban lãnh đạo, để kịp thời gửi điện hoa, quà cho khách hàng nhân những dịp đặc biệt. Thường xuyên gửi những phiếu khảo sát để đánh giá về chất lượng dịch vụ hiện tại mà ngân hàng đang phục vụ, cũng như tâm tư và nguyện vọng của khách hàng . Từ đó có thể đánh giá một cách tổng thể trên nhiều khía cạnh mà ngân hàng đang còn thiếu, nhằm đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Đối với khách hàng tiềm năng, phòng kinh doanh sẽ phải lên danh sách nghiên cứu kỹ từng khách hàng, thường xuyên thực hiện công tác truyền thông, tiếp thị để lôi kéo thu hút khách hàng thường xuyên đến giao dịch ngân hàng. Ngoài ra nên cử những cán bộ có trình độ, năng lực, nhanh nhạy, khả năng giao tiếp tốt để tiếp cận với những khách hàng này . Qua đó thực hiện lôi kéo khách hàng bằng việc giới thiệu những ưu điểm sản phẩm của BIDV Bỉm Sơn.

Thứ ba: Dự báo thị trường, thị trường luôn vận động, thay đổi, có những sản phẩm ngày hôm nay có thể tốt, nhưng tương lai có thể lỗi thời,

hoặc có những sản phẩm thiết kế cho tương lai nhưng cần phải thay đổi cho phù hợp với những biến đổi đó. Nhu cầu thị trường phụ thuộc vào trình độ dân trí của mỗi thời kỳ. Đi cạnh đó thời cần phải tìm hiểu và đánh giá đối thủ cạnh tranh ở từng loại sản phẩm để tìm ra lợi thế so sánh của mình sao cho sản phẩm dịch vụ của mình có ưu thế hơn. Ví dụ: trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay, chính phủ ra văn bản giãn cách xã hội, thì các ngân hàng phải tìm ra các ứng phó cho sản phẩm của mình đó là khách hàng ngồi một nơi để có thể thực hiện được mọi giao dịch mà không phải đến ngân hàng . Bộ phận Marketing phải luôn quan tâm đến công việc này để đưa ra dự báo và định hướng cho sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI NHTM CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM -CHI NHÁNH BỈM SƠN (Trang 86 - 89)

w