Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Tây Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính của UBND phường, quận tây hồ thành phố hà nội (Trang 38 - 39)

- Pháp luật về giải quyết TTHC là một hệ thống các quy phạm pháp luật hành chính quy định về giải quyết TTHC theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Tây Hồ

Quận Tây hồ nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội; Phía Đông giáp quận Long Biên; Phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm và quận Cầu Giấy; Phía Nam giáp quận Ba Đình; Phía Bắc giáp huyện Đông Anh. Quận Tây Hồ có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có chiều hƣớng thấp dần từ Bắc xuống Nam.

Trƣớc năm 1945, Tây Hồ là phần đất của đại lý Hoàn Long thuộc ngoại thành Hà Nội. Đến năm 1961, vùng đất Tây Hồ một phần thuộc về khu phố Ba Đình và một phần đất thuộc về huyện Từ Liêm cũ.

Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, từ những năm 1990 của thế kỷ XX, cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Hà Nội diễn ra ngày càng nhanh. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Đảng và Nhà nƣớc đã chủ động mở rộng nội thành - thành phố Hà Nội, ngày 28/10/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/CP về việc thành lập quận Tây Hồ thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở tách 03 phƣờng: Bƣởi, Thụy Khuê, Yên Phụ của quận Ba Đình và 05 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thƣợng của huyện Từ Liêm cũ. Tổ chức bộ máy của Quận chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/1996. Sau khi điều chỉnh quận Tây Hồ gồm 8 phƣờng và giữ ổn định cho đến ngày nay.

Tây Hồ là một vùng đất có bề dày lịch sử, luôn gắn liền với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Trải qua quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc,

các thế hệ nhân dân vùng Tây Hồ luôn mang trong mình truyền thống yêu nƣớc, anh dũng chống giặc ngoại xâm, cần cù sáng tạo trong lao động và xây dựng truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc quê hƣơng.

Với sự chủ động, sáng tạo, xây dựng nhiều chƣơng trình, kế hoạch, đề án đƣợc triển khai, trong đó có chƣơng trình về “Phát triển kinh tế; quản lý, khai thác hiệu quả Hồ Tây và các vùng phụ cận giai đoạn 2015 - 2020”. Đồng thời, tranh thủ mọi nguồn lực, phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội, duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế vững chắc theo đúng định hƣớng cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Quận đã tập trung tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các DN, hộ kinh doanh, dần thu hút đƣợc các DN đến sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính của UBND phường, quận tây hồ thành phố hà nội (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)