- Pháp luật về giải quyết TTHC là một hệ thống các quy phạm pháp luật hành chính quy định về giải quyết TTHC theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
3.1.1. Thực hiện pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính phải đảm bảo nguyên tắc pháp quyền
đảm bảo nguyên tắc pháp quyền
Xét trên cả hai phƣơng diện lý luận và thực tiễn nguyên tắc pháp quyền là nguyên tắc cơ bản, trọng tâm chi phối tới các nguyên tắc khác của nội dung thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính nói riêng.
Đây là yếu tố trọng tâm, đảm bảo cho pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính đƣợc thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trên địa bàn Quận và giữa các phƣờng trên địa bàn Quận. Sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể quản lý nhà nƣớc là cơ quan nhà nƣớc, công chức có thẩm quyền với cá nhân, công dân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính theo chức năng, nhiệm vụ. Từ đó, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính, là cơ sở thực hiện yêu cầu quản lý của nhà nƣớc và bảo đảm quyền con ngƣời, quyền cá nhân trong lĩnh vực hành chính. Pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính quy định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể là nhƣ nhau, đƣợc xác lập phụ thuộc sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt sự kiện đó. Mọi hành vi vi phạm pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính đều bị xử lý theo quy định pháp luật có liên quan, không phân biệt.
Để phát huy tối đa hiệu quả của nguyên tắc pháp quyền, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong giải quyết thủ tục
hành chính phải đảm bảo thống nhất, chính xác, khoa học, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật có liên quan và phù hợp với thực tiễn yêu cầu điều chỉnh các sự kiện, quan hệ xã hội trong giải quyết thủ tục hành chính. Làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện đƣợc thống nhất, đồng bộ, khả thi và có tính ổn định cao. Các quy định của pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính chƣa phù hợp, bất cập cần đƣợc sửa đổi, bổ sung.