- Pháp luật về giải quyết TTHC là một hệ thống các quy phạm pháp luật hành chính quy định về giải quyết TTHC theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
3.2.1. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nội dung các văn bản pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính
pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính
Thứ nhất, quan tâm và xử lý tốt mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, giữa việc quy định TTHC với việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC
Xây dựng pháp luật là để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, giữ cho xã hội ổn định, trật tự, phát triển theo đúng các quy luật khách quan của xã hội. Tuy nhiên, có pháp luật nhƣng pháp luật ấy không đƣợc thực hiện thì cũng không có ý nghĩa gì, cùng lắm cũng chỉ làm “lay động không khí”. Nhƣ vậy, xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật luôn là một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng với nhau; xây dựng pháp luật tốt thì pháp luật có tính khả thi, thực hiện pháp luật trở thành nhu cầu nội tại của mọi ngƣời dân. Ngƣợc lại, thực tiễn thực hiện pháp luật quy định “số phận” của pháp luật, tạo ra cơ sở thực tiễn hoàn thiện pháp luật. Đối với việc quy định TTHC và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC cũng vậy. Để đạt đƣợc mục đích giải quyết công việc của cơ quan nhà nƣớc, trong đó có CQHC nhà nƣớc cấp phƣờng, thì không thể chỉ nặng về quy định TTHC mà coi nhẹ việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Từ đặc trƣng của thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, việc xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa pháp luật và thực hiện pháp luật ấy đòi hỏi:
Đối với thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC: Nhƣ ở Chƣơng 2 của Luận án đã phân tích, pháp luật về giải quyết TTHC có sự thống nhất giữa quy phạm quy định TTHC và quy phạm quy định cơ chế thực hiện và kiểm soát TTHC. Vì thế, xây dựng pháp luật về giải quyết TTHC cũng đồng thời với việc tạo lập các yếu tố thực hiện pháp luật ấy, là tạo ra những bảo đảm pháp lý cho chính nó. Đối với cơ quan nhà nƣớc cấp tỉnh, việc thực hiện pháp
luật về giải quyết TTHC đòi hỏi phải có giải pháp triển khai thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và kiểm soát TTHC. Nhƣ vậy, sự thống nhất giữa xây dựng pháp luật về giải quyết TTHC với thực hiện pháp luật ấy đòi hỏi các cơ quan nhà nƣớc cấp phƣờng khi quy định TTHC theo thẩm quyền phải đặc biệt quan tâm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để triển khai các cơ chế trên, nhất là văn bản ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, quy chế phối hợp của các sở, ngành trong cơ chế liên thông, văn bản quy định quy trình tiếp nhận, xem xét xử lý hồ sơ, xác định thẩm quyền, trách nhiệm của CBCC đƣợc phân công giải quyết TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả…
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện chất lượng các văn bản QPPL về giải quyết TTHC
Một là, tại Điều 7, Nghị định số 63 quy định 5 nguyên tắc quy định TTHC, gồm: đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện; phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước; bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện TTHC; tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và CQHC nhà nước; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về TTHC; TTHC phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ
quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh. Những nguyên tắc đó là hết sức cần
thiết, hết sức quan trọng trong việc bảo đảm chất lƣợng TTHC đòi hỏi không thể coi nhẹ bất kỳ nguyên tắc nào. Tuy nhiên, từ thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nƣớc cấp tỉnh đã xuất hiện tình trạng các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc luôn ở trong trạng thái bị động trong quy định TTHC, thiếu thời gian để thực hiện các quy trình đƣợc quy định, làm cho các dự thảo quy định TTHC đƣợc chuẩn bị vội vàng, chất lƣợng thấp và
khi đƣợc ban hành thì thực hiện gặp nhiều vƣớng mắc, phức tạp. Để khắc phục tình trạng ấy, cần bổ sung vào Điều 7 nguyên tắc: Việc quy định TTHC
phải theo kế hoạch. Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan soạn
thảo phải căn cứ vào chƣơng trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của HĐND, UBND cấp tỉnh, chủ động ngay từ đầu trong việc dự thảo quy định TTHC, bảo đảm cho dự thảo quy định TTHC đƣợc xem xét, cẩn thận, toàn diện lãnh đạo cấp tỉnh cần cho chủ trƣơng ngay từ đầu để chỉ đạo và giành thời gian thỏa đáng cho việc thực hiện các thủ tục, trình tự trong xây dựng và công bố văn bản quy định TTHC.
Hai là, TTHC có nguồn là văn bản quy phạm pháp luật. Vì thế, việc quy định TTHC phải tuân theo trình tự, thủ tục do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, với cấp tỉnh là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND (năm 2004), Nghị định số 63 không có những quy định cụ thể vấn đề này. Thực tế cho thấy các cuộc họp của UBND cấp tỉnh chỉ chủ yếu cho ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mà rất ít, thậm chí không có thời gian bàn bạc, cho ý kiến về các TTHC trong các văn bản ấy, mặc dù những thủ tục này đã đƣợc “bóc tách” kèm theo. Để khắc phục tình trạng này, Nghị định số 63 trong Chƣơng II về quy định TTHC cần bổ sung quy định trách nhiệm và quy trình riêng trong việc xem xét, cho ý kiến đối với các quy định TTHC trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành theo thẩm quyền.