- Pháp luật về giải quyết TTHC là một hệ thống các quy phạm pháp luật hành chính quy định về giải quyết TTHC theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
3.2.3. Xây dựng đội ngũ công chức làm công tác giải quyết thủ tục hành chính theo hướng chuyên nghiệp và hiện đạ
hành chính theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại
Thứ nhất, cần nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBCC, xây
dựng đội ngũ CBCC trong sạch, vững mạnh.
Pháp luật về giải quyết TTHC trong những năm qua nhìn chung đã đƣợc xây dựng và hoàn thiện tƣơng đối đồng bộ, cơ chế thực hiện và cơ chế kiểm soát đã đƣợc quy định khá rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, có một thực tế là ngƣời dân và nhất là doanh nghiệp vẫn chƣa thực sự hài lòng về việc giải quyết TTHC, chỉ số cạnh tranh của nền hành chính Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực còn ở mức độ trung bình. Vấn đề đặt ra là tại sao việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa tạo ra đƣợc sự chuyển biến có tính chất đột phá trong CCHC, cải cách TTHC. Điều có thể thấy rõ nguyên nhân của nguyên nhân hạn chế ấy chính là phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBCC nói chung, trong đó có đội ngũ làm việc ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn nhiều hạn chế.
Ngoài bồi dƣỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, cần đặc biệt quan tâm giáo dục tinh thần, ý thức trách nhiệm phục vụ, tình cảm thân thiện, chia sẻ của ngƣời CBCC trong khi tiếp xúc với cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết TTHC; thực hiện tuyên truyền, hƣớng dẫn cho đối tƣợng đƣợc phục vụ hiểu về quyền và trách nhiệm khi tham gia thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Trên cơ sở bồi dƣỡng cho CBCC những kiến thức về nền hành chính phục vụ, về trách nhiệm pháp lý của ngƣời công chức trong thực thi công vụ, trách nhiệm trƣớc cơ quan, đơn vị để qua đó rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức công vụ cho đội ngũ CBCC trực tiếp giải quyết TTHC.
Trong việc nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBCC cần thƣờng xuyên quan tâm, tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho đội ngũ CBCC làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và kiểm soát TTHC bằng nhiều hình thức, phƣơng pháp phù hợp, nhƣ bằng việc biểu dƣơng ngƣời tốt việc tốt,
vinh danh những ngƣời, những tập thể có sáng kiến, kinh nghiệm, có phƣơng pháp, cách làm hay và có phần thƣởng thích đáng để động viên kịp thời. Mặt khác, cần có chính sách đãi ngộ đối với bộ phận này, nhƣ tăng phụ cấp lƣơng, giành một phần kinh phí từ phí và lệ phí thu đƣợc trong giải quyết TTHC hỗ trợ cho CBCC tùy theo mức độ phức tạp của công việc và qua bình xét thi đua hàng tháng. Điều quan trọng nữa trong công tác này là phải quan tâm đến việc đề bạt, nâng lƣơng, cho đi học, khen thƣởng đối với những CBCC có thành tích nhằm làm cho họ yên tâm, tự hào và mong muốn đƣợc công tác, cống hiến. Bên cạnh đó, phải thƣờng xuyên làm tốt công tác sàng lọc những CBCC không đủ tiêu chuẩn, ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn yếu kém, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nhằm làm trong sạch đội ngũ, bảo đảm chất lƣợng phục vụ, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa ngƣời dân và chính quyền, với cơ quan thực hiện và kiểm soát TTHC.
Giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBCC thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC là phải thực hiện tốt phƣơng châm kết hợp giữa xây và chống, theo đó vừa thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, đồng thời vừa thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa sự tha hóa của đội ngũ này, xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của họ. Thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC cho thấy luôn tồn tại nguy cơ phát sinh tiêu cực, tham nhũng ở ngƣời đứng đầu và ở những CBCC phân đƣợc công tham gia giải quyết TTHC. Điều đó có lý do bởi họ là những ngƣời đƣợc pháp luật giao cho quyền hạn nhất định để giải quyết công việc và không ít ngƣời có xu hƣớng lạm quyền, lợi dụng quyền lực để tƣ lợi. Trong khi đó, ý thức pháp luật, ý thức cộng đồng của ngƣời dân và doanh nghiệp có nhu cầu giải quyết TTHC nhìn chung còn thấp, thƣờng có tâm lý chung là “khó đâu giải đấy” để nhanh, miễn là đƣợc việc. Cá biệt, còn có các doanh nghiệp, cá nhân cho rằng làm nhƣ thế mới là
cách làm linh hoạt, khôn khéo và đƣợc việc. Điều đó tạo điều kiện cho CBCC tham nhũng, biến chất.
Để chặn đứng nguy cơ tha hóa của đội ngũ CBCC thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC đòi hỏi phải có giải pháp toàn diện, vừa trƣớc mắt, vừa lâu dài, vừa kiện toàn về thể chế, về tổ chức thực hiện, vừa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vừa tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là phải xử lý nghiêm hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết TTHC của CBCC trong quá trình thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, chống mọi biểu hiện bao che hoặc xử lý chiếu lệ, hình thức.
Thứ hai, cần nâng cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong tổ chức
chỉ đạo, thực hiện và kiểm tra thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.
Đảng ta trong lãnh đạo công cuộc đổi mới, lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, kiện toàn hệ thống chính trị luôn quan tâm đề cao vị trí, vai trò, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các tổ chức, cơ quan trong bộ máy hệ thống chính trị. Trong bộ máy hành chính, ngƣời đứng đầu là thủ trƣởng điều hành CQHC thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định. Theo đó, ngƣời đứng đầu có những thẩm quyền hành chính nhất định và phải chịu trách nhiệm trƣớc CQHC cấp trên, trƣớc đội ngũ CBCC cơ quan và trƣớc nhân dân về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó. Trong bộ máy hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh, ngƣời đứng đầu là Chủ tịch UBND cấp phƣờng, Thủ trƣởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp phƣờng. Đó là những ngƣời có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức phối hợp và quyết định theo thẩm quyền việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Trong quan hệ với đội ngũ công chức hành chính ở địa phƣơng, ngƣời đứng đầu là trung tâm, có vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo đảm chất lƣợng của đội ngũ CBCC và hiệu quả hoạt động của đội ngũ này.
Trong điều kiện hiện nay, việc phát huy vai trò, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các CQHC cấp tỉnh nói chung, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ này
trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC nói riêng đặt ra nhiều vấn đề, đáng chú ý là các vấn đề sau:
Một là, làm tốt công tác cán bộ với nhận thức cán bộ, ngƣời đứng đầu
quan trọng bao nhiêu thì công tác cán bộ cũng quan trọng nhƣ vậy. Việc làm tốt công tác cán bộ đòi hỏi phải làm tốt tất cả các quy trình từ tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, đào tạo bồi dƣỡng, đề bạt, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, thực hiện chính sách cán bộ. Việc thực hiện các quy trình của công tác cán bộ phải phù hợp với từng loại cán bộ, ngƣời đứng đầu, lĩnh vực công tác, thực hiện đổi mới công tác cán bộ, khắc phục những yếu kém, hạn chế trong công tác cán bộ.
Hai là, chú trọng và làm tốt công tác đánh giá cán bộ, trong đó có đánh
giá ngƣời đứng đầu các cơ quan nhà nƣớc, CQHC nhà nƣớc. Yêu cầu của công việc đánh giá cán bộ là phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, toàn diện, cụ thể, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, trách nhiệm, thẩm quyền của cán bộ, ngƣời đứng đầu, phát huy trách nhiệm, khuyến khích động viên, tạo động lực tự tu dƣỡng, rèn luyện phát triển, đáp ứng tốt yêu cầu của nhiệm vụ. Việc đánh giá ngƣời đứng đầu CQHC, trong đó có ngƣời đứng đầu các CQHC phƣờng trong thực hiện nhiệm vụ nói chung, thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC nói riêng đòi hỏi:
Trƣớc hết cần khắc phục tình trạng việc “đánh giá các đối tƣợng này chủ yếu dựa trên các tiêu chí và hƣớng dẫn của các cơ quan Đảng và xếp loại đảng viên. Tuy có tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nhƣng rất chung chung, không cụ thể, nặng về quy chiếu tới chức trách, nhiệm vụ của ngƣời đảng viên, nhẹ đánh giá về trách nhiệm quản lý nhà nƣớc theo quy định của Luật Cán bộ, công chức”. Cũng từ hạn chế này, công tác đánh giá ngƣời đứng đầu các CQHC nói chung, ngƣời đứng đầu CQHC cấp phƣờng, quận “thƣờng căn cứ vào đánh giá của tổ chức Đảng, còn trách nhiệm, chức trách đƣợc giao về công tác quản lý nhà nƣớc thƣờng không đƣợc xem xét, đánh giá cụ thể”.
Bảo đảm tính khách quan, công bằng, công khai, dân chủ và chính xác trong đánh giá. Điều đó đòi hỏi trong đánh giá ngƣời đứng đầu CQHC cần có sự kết hợp đánh giá của cấp trên với đánh giá của CBCC cùng cấp và đánh giá của tập thể CBCC với ngƣời đứng đầu phụ trách, kết hợp với các kênh thông tin khác, nhƣ dƣ luận xã hội, kết quả giám sát của HĐND…