- Pháp luật về giải quyết TTHC là một hệ thống các quy phạm pháp luật hành chính quy định về giải quyết TTHC theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
2.3.1. Kết quả đạt được
Từ thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của UBND phƣờng, quận Tây Hồ nhƣ đã phân tích ở trên có thể rút ra những kết quả chủ yếu sau:
Thứ nhất, thông qua việc thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa TTHC ở tất cả các ngành, các cấp, nhất là tại các cơ quan nhà nƣớc cấp phƣờng mà một số lƣợng lớn các TTHC rƣờm rà, chồng chéo, không hợp lý, dễ bị lợi dụng để sách nhiễu, tiêu cực đã đƣợc loại bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung; nhiều TTHC mới đƣợc ban hành theo hƣớng đơn giản, công khai, minh bạch, đáp ứng đƣợc yêu cầu về hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp, thu hút đầu tƣ, đƣợc nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Thứ hai, cũng thông qua việc rà soát TTHC cùng với việc tiến hành
đánh giá tác động của các quy định TTHC trong các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện việc công bố, công khai và cập nhật TTHC, xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, thực hiện việc tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính,trong đó có quy định TTHC mà ngƣời dân và doanh nghiệp đã phát hiện nhiều bất hợp lý trong quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các CQHC, trong đó có tổ chức bộ máy chính quyền địa phƣơng các cấp. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền địa phƣơng các cấp nghiên cứu, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, thực hiện phân công, phân cấp hợp lý cũng nhƣ sắp xếp tổ chức bộ máy theo hƣớng tinh gọn, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp, từ đó thúc đẩy công việc cải cách nền hành chính địa phƣơng đúng với mục đích, yêu cầu đề ra.
Thứ ba, việc áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông ở tất cả
các cấp hành chính thực sự là khâu đột phá trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, với ý nghĩa nhiều mặt, nhƣ:
- Bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, theo đúng các nguyên tắc đơn giản, thuận tiện, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời, tiết kiệm chi phí.
- Cải thiện đáng kể mối quan hệ giữa nền hành chính, CQHC, công chức hành chính với ngƣời dân và doanh nghiệp, trên cơ sở nâng cao chất lƣợng phục vụ, nâng cao tinh thần, thái độ của công chức trong quá trình giải quyết TTHC.
- Việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trở thành thực tiễn sôi động để đào tạo và giám sát đội ngũ công chức, không chỉ bảo đảm chất lƣợng chính trị, đạo đức mà còn có tác động mạnh mẽ nâng cao kỹ năng áp dụng pháp luật, tính chuyên nghiệp và thạo nghề của đội ngũ công chức ấy.
Thứ tư, việc thực hiện Nghị định về Kiểm soát TTHC giải quyết công
việc cho cá nhân, tổ chức đã đem lại những kết quả quan trọng. Lần đầu tiên Nghị định đã xác định những nguyên tắc thực hiện TTHC, kiểm soát việc ban hành TTHC, trách nhiệm và thẩm quyền ban hành, công bố TTHC, hình thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Những nguyên tắc đơn giản, thuận tiện, tiết kiệm, công khai, minh bạch đã trở thành tƣ tƣởng chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND cấp phƣờng, đƣợc tuân thủ nghiêm trong quá trình thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Đó cũng là những tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý, chất lƣợng phục vụ của nền hành chính, trở thành yêu cầu, đòi hỏi đối với các công chức trong quá trình giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức. Cũng qua thực hiện Nghị định đã hình thành một hệ thống các cơ quan kiểm soát TTHC từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Hoạt động của các cơ quan này có tác động không nhỏ đến việc kịp thời ngăn chặn việc tùy tiện đặt ra các TTHC, loại bỏ các TTHC rƣờm rà, bất hợp lý, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống TTHC, tạo ra những tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, thúc đẩy tính công khai và bảo đảm tính minh bạch, bình đẳng trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.
Thứ năm, kết quả quan trọng trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC là đã góp phần nâng cao trách nhiệm về nhiều mặt của ngƣời đứng đầu các CQHC nhà nƣớc cấp phƣờng, mà trƣớc hết là trách nhiệm trên các mặt sau:
- Trách nhiệm đại diện cho nền hành chính nhà nƣớc địa phƣơng trƣớc nhân dân trong việc phục vụ nhân dân.
- Trách nhiệm trong việc ban hành các quy định TTHC thuộc thẩm quyền, bảo đảm đƣợc các nguyên tắc đơn giản, thuận tiện, tiết kiệm, công khai, minh bạch.
- Trách nhiệm công bố TTHC, xây dựng Cơ sở dữ liệu về TTHC.
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các CQHC nhà nƣớc cấp phƣờng, trong đó có việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông phù hợp với thực tiễn địa phƣơng; quy định tổ chức, quy chế hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, bảo đảm hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, của CBCC tham gia giải quyết TTHC, của cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá tác động của TTHC và trách nhiệm chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ CBCC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Trách nhiệm chỉ đạo và phối hợp giữa các CQHC cấp phƣờng trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, trong rà soát TTHC, trong xử lý các phản ánh, kiến nghị của ngƣời dân, tổ chức đối với các quy định TTHC.
- Trách nhiệm bảo đảm điều kiện, cơ sở vật chất, áp dụng khoa học công nghệ thông tin trong thực hiện pháp luật TTHC.
2.3.2. Hạn chế
Có thể thấy rõ một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC ở cơ quan nhà nƣớc cấp phƣờng tại quận Tây Hồ, mà nổi bật là những tồn tại, hạn chế sau:
- Các quy phạm quy định TTHC trong một số lĩnh vực vẫn còn nhiều hạn chế, mà cụ thể là TTHC còn rƣờm rà, chồng chéo, chƣa hợp lý, mặc dù đã đƣợc các cơ quan rà soát; một số TTHC mới đƣợc xây dựng vẫn có xu hƣớng
bảo vệ và tạo thuận lợi cho quản lý nhà nƣớc, hạn chế độ thông thoáng, chƣa thật sự xuất phát từ lợi ích thiết thực, chính đáng của ngƣời dân và doanh nghiệp, nhƣ vẫn quy định thêm các điều kiện, yêu cầu, quy trình tiếp nhận, xem xét, xử lý hồ sơ vẫn phức tạp, nhiều giai đoạn, một số giấy tờ, hồ sơ không cần thiết, thiếu hợp lý.
- Tình trạng CBCC thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC còn hạn chế về văn hóa giao tiếp, trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp và kỹ năng áp dụng pháp luật; vẫn còn những biểu hiện trễ nải, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng diễn ra khá phổ biến ở nhiều CQHC; tình trạng ngƣời dân và doanh nghiệp vẫn phải đi lại nhiều lần trong giải quyết thủ tục vẫn chƣa đƣợc khắc phục. Hạn chế của một bộ phận đội ngũ công chức thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, làm cho mức độ hài lòng của ngƣời dân và doanh nghiệp trong giải quyết TTHC của chính quyền cấp phƣờng chƣa cao.
- Vẫn còn những TTHC mặc dù đã qua rà soát nhƣng không hợp lý, chƣa phù hợp với thực tế; việc đặt ra những “giấy phép con” dƣới nhiều hình thức do các cơ quan quản lý tự quy định vẫn diễn ra; tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có những quy định TTHC vi phạm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND (năm 2004) về thẩm quyền, hình thức, trình tự thủ tục ban hành vẫn diễn ra. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC chƣa đƣợc đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ TTHC nên có nhiều kẽ hở khi ban hành, gây khó khăn phức tạp cho ngƣời dân và tổ chức.
- Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết TTHC do nhiều nguyên nhân đã dẫn đến chƣa thực sự phát huy tác dụng. Một số nơi, trong triển khai cơ chế còn lúng túng, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan nhằm thực hiện cơ chế còn chậm, chƣa đầy đủ, đồng bộ, cơ sở vật chất tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao. Bộ phận “một cửa” trên thực tế chỉ là nơi tiếp nhận và trả kết quả, chƣa trực tiếp giải quyết, mà vẫn phải chuyển đến các cơ quan chuyên môn thực hiện nên quy trình còn rƣờm rà, mất thời gian. Nhiều nơi chƣa bố trí CBCC có năng lực, phẩm chất đảm nhận khâu tiếp nhận hồ sơ, hƣớng dẫn và giải quyết kịp thời những vƣớng mắc trong quá trình thực hiện.
- Việc hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết TTHC còn hạn chế do kinh phí hạn hẹp; cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực mới chỉ tập trung ở một số ít các địa phƣơng. Điều đó dẫn đến một số TTHC vẫn phải thực hiện thủ công, làm cho việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC còn chậm và hạn chế.