- Pháp luật về giải quyết TTHC là một hệ thống các quy phạm pháp luật hành chính quy định về giải quyết TTHC theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế nêu trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan
- Trong tiến trình đổi mới đất nƣớc và hội nhập quốc tế, nhất là từ sau khi nƣớc ta ra nhập WTO đã có một loạt các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế mới cho phù hợp. Điều đó đã tạo ra nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Nhiều TTHC cũ lạc hậu không phù hợp với yêu cầu của WTO đã bị hủy bỏ trong khi những TTHC mới chƣa kịp xây dựng; việc thực hiện những thủ tục này lại gặp nhiều vƣớng mắc do cơ chế, chính sách không có sự thay đổi đồng bộ.
- Cải cách TTHC và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC ở chính quyền cấp phƣờng hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành, đối tƣợng phục vụ lớn. Mặt khác, theo thẩm quyền, chính quyền cấp phƣờng vừa phải thực hiện các TTHC do các Bộ, ngành Trung ƣơng quy định,
vừa phải phối hợp với các cơ quan ngành dọc của Trung ƣơng đóng tại địa phƣơng, vừa phải tự xây dựng các TTHC theo thẩm quyền và chỉ đạo chính quyền cấp dƣới thực hiện nghiêm túc. Hơn nữa, việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC còn gặp trở ngại không nhỏ bởi những thói quen quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, biểu hiện ra là xu hƣớng bảo thủ, cố tình níu kéo, duy trì các quy định cũ không hợp lý ở một bộ phận CBCC diễn ra khá phổ biến.
- Các quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ƣơng liên quan đến việc tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC còn thiếu đồng bộ, chƣa thống nhất, tính ổn định chƣa cao và còn có tính cục bộ ngành.
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan
- Việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC đụng chạm đến lợi ích cục bộ của nhiều cơ quan và cả của CBCC, là một trở ngại không nhỏ trong quá trình thực hiện pháp luật này.
- Công tác tuyên truyền về cải cách TTHC nói chung và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC nói riêng còn nhiều hạn chế, chƣa làm chuyển biến căn bản nhận thức của CBCC, nhất là của những ngƣời trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giải quyết TTHC. Do vậy, một bộ phận không nhỏ CBCC, ngƣời dân và doanh nghiệp chƣa hiểu đầy đủ về cải cách TTHC và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC; chƣa thấy rõ vai trò, ý nghĩa quan trọng và tác động tích cực của thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC trong phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế.
- Quyết tâm chính trị trong chỉ đạo triển khai thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của ngƣời đứng đầu các CQHC chƣa quyết liệt; cơ chế phối hợp giữa CQHC cấp phƣờng chƣa chặt chẽ; nhiều ngƣời đứng đầu các phòng, ban cấp phƣờng còn quan liêu, thậm chí vô cảm trƣớc bức xúc, yêu cầu của ngƣời dân và doanh nghiệp; có không ít trƣờng hợp bao che cho công chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực… Việc chỉ đạo thực hiện pháp luật về giải quyết
TTHC chƣa đồng bộ và thƣờng xuyên, có nơi, có lúc chƣa sâu sát, cụ thể, vẫn còn không ít cơ quan thực hiện chiếu lệ, hình thức.
- Vẫn còn tình trạng cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định những TTHC không cần thiết, không đƣợc đánh giá tác động, trong khi trong nhiều lĩnh vực những quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật… lại chƣa đầy đủ, từ đó chƣa tạo ra cơ sở pháp lý để mọi cá nhân, tổ chức chấp hành. Mặt khác, mặc dù Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND (năm 2004) quy định trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL, trong đó có văn bản quy phạm pháp luật quy định TTHC nhƣng những quy định của Luật này chỉ là những quy định chung, chƣa phù hợp với đặc thù của TTHC. Trong khi đó, cơ chế riêng trong thẩm tra, thẩm định các quy phạm pháp luật quy định TTHC trong các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cũng nhƣ đảm bảo sự thống nhất của TTHC trong các dự thảo văn bản ấy với nhau lại chƣa hình thành. Những quy định về việc quy định TTHC tại Nghị định về kiểm soát TTHC còn sơ sài và không đủ hiệu lực để điều chỉnh các quan hệ trong soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh có quy định TTHC.
- Chất lƣợng CBCC thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC còn nhiều bất cập, tỷ lệ đạt chuẩn chƣa cao, nhiều CBCC còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn; mức độ chuyên nghiệp, tính chuyên sâu, kỹ năng hành chính, đạo đức công vụ và phẩm chất của một bộ phận CBCC chƣa đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.
- Hạ tầng công nghệ thông tin tuy đƣợc đầu tƣ nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, trong khi định hƣớng đầu tƣ thiếu đồng bộ giữa các tỉnh với các Bộ, ngành Trung ƣơng, từ đó làm chia cắt thông tin giữa các cấp hành chính với nhau, giữa ngƣời dân và doanh nghiệp với CQHC nhà nƣớc; việc kết nối khai thác thông tin cũng còn nhiều khó khăn.
- Công tác giám sát, kiểm tra thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC chƣa thƣờng xuyên; việc rà soát các TTHC của cơ quan chức năng, ngƣời
đứng đầu các CQHC cấp phƣờng chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và hiệu quả thấp; chính sách đãi ngộ cho CBCC làm nhiệm vụ ở lĩnh vực này chƣa có, đồng thời chƣa có chế tài đủ mạnh để xử lý những cá nhân, đơn vị gây cản trở hoặc có sai phạm trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.
Tiểu kết chƣơng 2
Với đặc thù riêng của mình, thực trạng thực hiện pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính của UBND phƣờng tại quận Tây Hồ là một bức tranh khá phong phú, rõ nét với những kết quả của sự nỗ lực, phấn đấu và những hạn chế cần đƣợc khắc phục kịp thời.
Những thành tựu cơ bản đạt đƣợc trong hoạt động thực hiện pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính của UBND phƣờng, quận Tây Hồ đã góp phần khẳng định vị thế, vai trò của công tác giải quyết thủ tục hành chính và đảm bảo việc giải quyết thủ tục hành chính cho ngƣời dân đảm bảo đúng quy trình về thời gian, trình tự theo luật định, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và khuyến khích ngƣời dân tích cực thực hiện các quy định về giải quyết thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, việc thực hiện pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính của UBND phƣờng, quận Tây Hồ đã gặp phải những vƣớng mắc từ các quy định của pháp luật hiện hành và vẫn còn một số hạn chế trong công tác tổ chức bộ máy, công tác chỉ đạo, đầu tƣ cơ sở vật chất cũng nhƣ tăng cƣờng tính chuyên nghiệp trong công tác thực hiện pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, các cơ quan có thẩm quyền cần có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính của UBND phƣờng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Chƣơng 3