Quan điểm phương pháp luận về nhân cách và những nghiên cứu nhân cách của B G Ananhiep và cộng sự

Một phần của tài liệu Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Đào Thị Oanh (Trang 70 - 84)

2. Lí luận về nhân cách trong tâm lí học Xô Viết

2.6. Quan điểm phương pháp luận về nhân cách và những nghiên cứu nhân cách của B G Ananhiep và cộng sự

Ananhiep và cộng sự

Hướng nghiên cứu nhân cách của nhóm nghiên cứu Ananhiep gắn liền với khái niệm “Nghiên cứu tổ hợp về con người. Bằng cách đó nhóm này đã đòi hỏi phải có sự thay đổi nhận thức về nhân cách. Từ năm 1959 xuất hiện ở Trường Đại học Tổng hợp Lêningrad (nay là St. Petethurg) một số phòng thí nghiệm lấy việc nghiên cứu con người dưới quan điểm xã hội học, tâm lí học xã hội và tâm lí học sai biệt làm mục đích. Những phòng thí nghiệm này bị thu hút rất nhanh vào việc nghiên cứu liên ngành, vào việc thống nhất của sự tiếp cận khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Trên cơ sở 5 phòng thực nghiệm đầu tiên được lập ra năm 1959, năm 1965 đã ra đời “Viện nghiên cứu khoa học của những nghiên cứu xã hội tổ hợp”. Tại viện này Ananhiep đã lãnh đạo “Phòng thí nghiệm tâm lí

học sai biệt và nhân chủng học” (Anthropologie) đã được thành lập năm 1963, về sau ông gọi phòng này là phòng “thí nghiệm nghiên cứu tổ hợp về nhân cách”. Nhiệm vụ của Viện là nghiên cứu những đặc điểm chung của cơ thể, đặc điểm của xung động thần kinh, đặc điểm của hành vi tâm lí, đặc điểm của trí tuệ và đặc điểm của tính cách con người. Về sau Viện này có nhiệm vụ phát hiện cấu trúc tâm lí của con người, những đặc điểm kiểu cá nhân của nó và xây dựng một hệ thống phức hợp

chẩn đoán tâm lí. Để tiếp cận một cách phức hợp đối với nghiên cứu mối Liên kết và phụ thuộc giữa các đặc trưng của con người trên những bình diện khác nhau, đã hình thành nên 3 nguyên tắc phương pháp luận cơ bản sau đây:

Nguyên tắc phát sinh (genetic)

Nguyên tắc này được rút ra từ nhận thức rằng, giữa các trình độ phát triển của những thuộc tính nhân cách chủ yếu có tồn tại những liên hệ phát sinh. Nguyên tắc này chi phối các nguyên tắc còn lại. Nguyên tắc này được hoàn thiện nhờ phương pháp so sánh các giai đoạn lứa tuổi và nghiên cứu dài hạn.

Nguyên tắc thống nhất cấu trúc và phát triển

Nguyên tắc này dựa trên nhận thức rằng, những yếu tố cơ sở của con người tạo thành một hệ thống thuộc tính cấu trúc, hệ thống này có thể phát hiện được nhờ phương pháp tuyến tính và phương pháp phân tích yếu tố. Ở đây vấn đề là phải khắc phục tình trạng nghiên cứu tách rời những đặc trưng cấu trúc với những đặc trưng phát sinh của cá thể. Những đặc điểm kiểu cá thể của con người là kết quả và đồng thời là tiền đề của sự phát triển.

Nguyên tắc thống nhất của tính sai biệt và tính thâm nhập (tích hợp)

Ở đây vấn đề được nêu lên xoay quanh việc xác định những quan hệ tiếp nhận, chế biến thông tin giữa sự khác biệt và sự xâm nhập vào nhau của các hiện tượng phát triển nhân cách. Con người phải được hiểu là cấu trúc cá nhân: Nghiên cứu tổ hợp thực về con người theo phương pháp thực nghiệm đòi hỏi phải đo được các đặc trưng cụ thể và các thuộc tính cụ thể cũng như phải phạm trù hoá chúng. Ưu điểm của các công trình của Ananhiep là đã không dừng lại ở cấu trúc lí thuyết trừu tượng và không chỉ là những đề xuất về mặt phương pháp, mà còn đi sâu nghiên cứu thực nghiệm và phân tích tâm lí học. Theo phương pháp luận ông vạch ra, Ananhiep đã đề ra được phương hướng nghiên cứu trong đó giá trị của cái trừu tượng được xác định nhờ con đường cụ thể hoá nó.

Sự nhóm hoá có tính giả định các thuộc tính sau đây của Bôđaliốp, Dvôriasina và Palai (xem Hình 5) đặt cơ sở cho việc nghiên cứu tổ hợp về con người:

Nhìn vào hình 5 thấy được rằng:

+ Bước phân chia đặc trưng thứ nhất đã tạo ra hai nhóm thuộc tính cơ sở của con người. Chúng xác định con người:

– Như là một bộ phận của tự nhiên, một bản thể tự nhiên. – Với tư cách là thành viên xã hội.

Nhóm thứ nhất nảy sinh trong quá trình phát triển lứa tuổi như là sự hiện thực hoá một chương trình phát triển. Nhóm thứ hai xuất phát từ quá trình giáo dục và giáo dưỡng thông qua sự tiếp nhận kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhân loại trong quá trình hoạt động, ở đây xoay quanh đặc điểm “tính xã hội hoá”.

+ Bước phân chia nhóm đặc tính thứ hai diễn ra trong nội bộ của hai phạm trù. Thuộc vào những đặc tính cá nhân gồm có những sự khác biệt về lứa tuổi và giới tính và những thuộc tính của kiểu thể chất. Những đặc trưng này chia thành đặc trưng chung về trạng thái cơ thể, các đặc trưng này lại phân ra đặc điểm cấu trúc cơ bắp của cơ thể (kiểu cấu trúc cơ thể và tính phản ứng liên quan đến quan hệ qua lại của hệ thống điều khiển cơ và thần kinh và những đặc trưng xung động thần kinh (kiểu thể chất của não). Nhóm cuối cùng là cơ sở trực tiếp của đặc trưng tâm lí củacon người. Chúng lại được phân chia thành những điều hoà thẳng và điều hoà vòng. Ở đây tổ chức cơ thể là cơ sở. Hướng thẳng (dưới ảnh hưởng của những quan hệ chức năng giữa vỏ não và dưới vỏ và tổ chức lưới) được Ananhiep liên kết với những đặc điểm của hệ thống điều khiển thẳng xác định toàn bộ tổ chức và xác định tính thống nhất của các quá trình hoạt động sống và quá trình hành vi. Trên bình diện tâm lí học thì ở đây xét đến sự thay đổi thông số “xúc cảm – lí trí “ Điều hoà vòng xuất phát từ cấu trúc và chức năng của vỏ não bao gồm hai “hướng lớp” sau:

+ Những quan hệ lâu dài trong nội bộ nửa trái và phải của đại não và tiểu não. + Những liên hệ chéo giữa nửa trái và phát của tiểu não và

Những công trình nhiều năm của Ananhiep đã chỉ rõ, các quan hệ chức năng giữa các phần bên trái, phần bên phải của đại não và tiểu não liên quan với một thông số được mô tả ở các cực “tính trừu tượng – tính cụ thể” (hay “tượng trưng – hình ảnh). Nội bộ trái và phải tiểu não và đại não là yếu tố “không hành động – tính tích cực” (Xem Luria, 1973, Ne–bi–lit–xin, 1968). Ananhiep gộp 3 yếu tố của đặc tính xung động thần kinh này la cá nhân với những đặc điểm về trạng thái chung bẩm sinh về sinh lí và giải phẫu của cá nhân có thể bị tác động bởi môi trường thành những thuộc tính gọi là thuộc tính nguồn gốc, cơ sở. Ananhiep đặt thuộc tính nguồn gốc cơ sở này đối diện với những nhu cầu của cơ thể, đặc điểm của cơ quan cảm giác, thuộc tính khí chất và gọi đó là những đặc trưng thứ cấp. Tất cả những đặc trưng (hay thuộc tính) này tạo nên trình độ cao nhất của sự xác định con người như một cá nhân.

Việc xác định con người như là một bản thể xã hội (có bản chất xã hội) chỉ ra những thuộc tính xã hội của nó và dẫn đến sự phân nhóm các thuộc tính ấy. Theo Ananhiep, bản thể xã hội (bản chất xã hội) bao gồm “nhân cách” và “chủ thể của hoạt động”. Ông giải thích sự phân chia này vào năm 1974 rằng bản thân hoạt động với đối tượng, công cụ của nó cũng như chủ thể của hoạt động với những tiền đề nhận thức và cảm giác của nó không rút gọn vào những quan hệ xã hội mà tính toàn thể của chúng biểu hiện bản chất của nhân cách. Con người với tư cách là chủ thể của những dạng

hoạt động khác nhau có thể được nhận thức không chỉ từ phía các quan hệ xã hội nếu không quên đi những cơ sở tự nhiên và cơ sở vật chất của hoạt động của nó. Cách hiểu này không ảnh hưởng tiêu cực đến quan điểm cho rằng nhân cách là chủ thể và khách thể của quá trình lịch sử, của các quan hệ xã hội và của hành vi xã hội, mà tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân nhóm các thuộc tính hay đặc điểm của nhân cách. Những thuộc tính nhân cách được phân ra thuộc tính xã hội và thuộc tính tâm lí. Thuộc tính xã hội bao gồm vị thế xã hội và chức năng xã hội được thực thi trong hành vi vai trò. Nhóm thuộc tính tâm lí được Ananhiep quan niệm là thuộc tính động cơ mà điểm trung tâm của chúng là những thuộc tính của con người với tư cách là xu hướng (hay khuynh hướng). Những thuộc tính của con người với tư cách là chủ thể của sự điều chỉnh được thể hiện như là tiền đề của hoạt động nhận thức, lao động và giao tiếp xã hội. Ở đây khái niệm năng lực, năng khiếu và tài năng có vị trí chủ đạo.

Sự phân nhóm thuộc tính trình bày trên đây thể hiện quan điểm lí luận của Ananhiep và có tính khởi đầu. Đặc biệt trên lĩnh vực các thuộc tính xã hội còn thiếu những thuộc tính tâm lí khác nhau. Bổ sung những thiếu sót này trong quan niệm của Ananhiep là một trong những nhiệm vụ được đặt ra cho tâm lí học nhân cách. Sơ đồ được giới thiệu trên Hình 5 có thể là một định hướng quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo. Sau đây có thể nêu một chiến lược nghiên cứu hay một kế hoạch nghiên cứu theo quan điểm phương pháp luận của Ananhiep (đề xuất của Bôđaliốp và các cộng sự của ông):

* Chẩn đoán các thuộc tính cá nhân: + Chẩn đoán về tổ chức và cơ cấu cơ thể:

– Những đặc điểm về số đo cơ thể (chiều cao, chiều ngang, số đo đầu và số đo mặt…). – Đánh giá về kiểu xung động cơ thể (phương pháp Sindon và Carter…).

+ Phản ứng của cơ thể người:

- Những đặc điểm của máu (huyết áp, lượng oxy trong máu…). – Độ chua của nước bọt.

+ Hoạt tính của hệ thần kinh:

– Tính nhanh nhạy của phản ứng cơ học đối với những kích thích quang học, âm thanh với những cường độ khác nhau.

– Phản ứng điện – da.

+ Tính mẫn cảm của cơ quan cảm giác người.

– Những đặc điểm cảm giác (khứu giác, vị giác, thị giác, thính giác và xúc cảm (cảm giác với nhiệt độ).

– Những biến thiên cảm giác cơ học (Ví dụ: Thời gian phản ứng đối với kích thích mùi, vị, ánh sáng và tiếng động).

+ Chú ý tri giác ý nghĩa và tri giác nhìn:

- Chú ý ý nghĩa (bề rộng, di chuyển, tính lựa chọn của chú ý). – Tri giác nhìn.

+ Tổ chức cơ – tâm lí của con người: - Chức năng di chuyển cơ học của cơ bắp.

– Sức đàn hồi của cơ – những đặc điểm rung bắp thịt, tính chính xác của cử động tay, chân. - Tính chính xác của cử động tay dưới điều kiện trạng thái cơ thể thay đổi.

+ Đặc điểm trí nhớ:

– Trí nhớ ngắn hạn hình ảnh, lời nói – lưu giữ lâu những loại vật liệu khác nhau (bề rộng, kết quả).

– Trí nhớ không chủ định (lời nói và hình ảnh). + Chẩn đoán về khả năng tư duy:

– Dùng các tiểu test của Hawie đo hệ số trí tuệ IQ, khả năng đánh giá bằng lời và không bằng lời.

* Chẩn đoán về các thuộc tính nhân cách và tính cá thể: + Những đặc điểm xúc cảm và cấu trúc của chúng:

- Thể nghiệm về những ngạc nhiên thực tế hay dự đoán (theo Rosensweig).

- Sự thiếu tự tin, sự sợ hãi, tính kiên trì thể hiện trong thế giới quan, đức tin, các thói quen và tập quán khác.

– Tính có thể kích thích thực vật như là dấu hiệu của sức chịu đựng xúc cảm (ví dụ: sức đề kháng da)…

+ Đánh giá và tự đánh giá trong cấu trúc của nhân cách:

– Tự đánh giá về trạng thái xúc cảm (phương pháp đo phân bậc của Wessmann và Ricks). – Tự đánh giá hiệu quả của trả lời bài thi.

- So sánh sự đánh giá và tự đánh giá mức độ thông minh. + Những đặc điểm tâm lí xã hội:

- Số đo xã hội (đại lượng đo).

- Tính có thể thống nhất của những đặc điểm cá thể và kiểu cá nhân. – Xác định tính cá thể trên cơ sở số liệu tâm lí học và sinh lí học.

Ananhiep cho rằng các nhà nghiên cứu cần thiết phải nhận thức được về tính chất có thể biểu hiện nhiều mặt và sự thống nhất của các mối liên hệ giữa các phạm trù thuộc tính khác nhau và biết phân tách rút ra những thuộc tính có ý nghĩa nhất. Cần phải trả lời được câu hỏi về mối quan hệ qua lại của những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính xã hội ở từng con người cụ thể. Những biến đổi tâm – sinh lí và sinh học sẽ tác động vào những biến đổi ở cấp độ cao hơn được dự đoán theo nghĩa những biến đổi gia tăng. Chắc chắn là dự đoán này đúng với những đặc điểm lứa tuổi, giới tính, kiểu cấu tạo cơ thể, trạng thái cá thể bẩm sinh về sinh lí giải phẫu của não, ảnh hưởng của môi trường và trình độ tri thức kinh nghiệm chung.

Tuy phân tích yếu tố là phương pháp có vai trò rất quan trọng đối với những nghiên cứu nhân cách theo quan niệm phương pháp luận của Ananhiep, nhưng theo một số tác giả, cần chú ý những hạn chế sau đây của phương pháp này:

+ Các yếu tố tuy có biểu lộ sự thống nhất của sự khác biệt và sự thâm nhập vào nhau nhưng chúng lại không có khả năng mô tả cấu trúc của tính cá thể. Các yếu tố thường thể hiện các đại lượng thống kê về đặc tính của một nhóm người.

+ Các yếu tố là những bộ phận tổ thành thống kê của nhân cách và khi vận dụng chúng không tính đến nguyên tắc phát sinh. Yếu điểm này có thể được bù đắp nhờ những điều tra đo đạc lâu dài hay là sự biến đổi thuộc tính tình huống khi thu thập số liệu. Sự thay đổi qua lại tình huống là một trong những nguyên tắc tổ chức phức hợp trong kế hoạch nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tổ hợp này có 3 mặt sau đây:

– Tính tổ hợp của các thuộc tính: Mỗi cá nhân được nghiên cứu phải được đo đạc bằng những thông số khác loại nhau, các thông số này cũng đại diện cho nhiều trình độ của nhân cách.

- Tính tổ hợp của các trạng thái: Tất cả các thuộc tính phải được đo dưới điều kiện của những trạng thái chức năng khác nhau. Điều này ở Ananhiep được tiến hành trong trạng thái co dãn “trí tuệ – cảm xúc”. Chẳng hạn số liệu về sinh viên được đo ngay trước một bài thi quan trọng và ngay sau đó. Lần đo thứ 3 được đo trong thời gian co dãn.

– Các số liệu về đặc điểm ý chí thu được trong hoạt động trí tuệ giúp cho việc dự đoán về những quan hệ tương tác của quá trình trí tuệ, ý chí và hiệu quả của chúng.

3.7. Lí thuyết hoạt động về nhân cách của A. N. Lêônchiep

Trong tâm lí học Xô viết, quan điểm của A. N. Lêonchiep về nhân cách và sự hình thành nhân cách có một ảnh hưởng rất lớn và được thể hiện rõ trong ứng dụng nghiên cứu nhân cách. Lí thuyết hoạt động về sự phát triển tâm lí, nhân cách đã được kiểm nghiệm bằng thực nghiệm ở tại Nga và ở nhiều nơi khác trên thế giới. Các kết quả hầu như đã khẳng định tính đúng đắn của nó. Theo quan điểm này, nhân cách là một hệ thống toàn vẹn của các điều kiện bên trong; mà thông qua đó, tất cả các tác động bên ngoài được thâm nhập vào, và nhờ đó có thể vạch ra được những thành phần của tính khái quát và tính ổn định khác nhau trong nhân cách. Cơ sở của nhân cách là hoạt động. A.N.Lêonchiep nhấn mạnh rằng, chính là hoạt động chứ không phải là các hành động, cũng không phải là thao tác, các chức năng tâm – sinh lí biểu hiện hoạt động chứ không biểu hiện trực tiếp nhân cách. Cơ sở thực của nhân cách là cấu tạo đặc biệt những hoạt động toàn vẹn của chủ thể. Cấu tạo

Một phần của tài liệu Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Đào Thị Oanh (Trang 70 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w