2. Sự phát triển nhân cách
2.6. Sự hình thành và phát triển kĩ năng sống với tư cách là một mặt quan trọng của nhân cách con người hiện đạ
cách con người hiện đại
Xã hội hiện đại với sự thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, chưa phải đương đầu. Hoặc có những vấn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức như trong xã hội hiện đại, nên con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro.
Nói cách khác, để đi đến bờ thành công và hạnh phúc trong cuộc đời thì con người sống trong xã hội trước đây ít gặp những rủi ro và thách thức như con người sống trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy con người sống trong xã hội hiện đại cần phải có kĩ năng sống để sống thành công và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Người ta đã dùng hình ảnh cây cầu và dòng sông để diễn tả sự cần thiết của kĩ năng sống đối với mỗi người. Con người sống trong xã hội hiện đại muốn sang được bến bờ của thành công và hạnh phúc thì phải vượt qua một con sông chứa đựng đầy
những rủi ro, nguy cơ, thách thức như: chết do AIDS, mang thai ngoài ý muốn, nghiện rượu và ma tuý, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, chết vì bạo lực, vi phạm pháp luật, những thất bại trong học đường,… Khi đó những kĩ năng sống như những nhịp cầu tạo thành cây cầu giúp cho con người đi sang được bến bờ bên kia – chất lượng cuộc sống.
Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống, chúng ta mong muốn mỗi người có một cuộc sống tích cực, lành mạnh, hạnh phúc. Chính vì vậy, kĩ năng sống đã trở thành một hợp phần quan trọng trong nhân cách con người sống trong xã hội hiện đại.
2.6.1. Kĩ năng sống là gì?
Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống (KNS) và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo những cách khác nhau.
* Quan niệm rộng nhất coi KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng nguýt) (UNESCO).
* Quan niệm hẹp hơn coi KNS là những năng lực giao tiếp đáp ứng và những hành vi tích cực giúp cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày (Theo tổ chức Y tế thế giới).
* Một quan niệm khác cho rằng, KNS là những kĩ năng tâm lí xã hội liên quan đến tri thức, những giá trị và những thái độ cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
Các KNS nhằm giúp ta chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ, giá trị (cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng) thành hành động thực tế (làm gì và làm theo cách nào) tích cực nhất và mang tính chất xây dựng.
Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. KNS mang tính cá nhân là hiển nhiên vì đó là năng lực của cá nhân. KNS còn mang tính xã hội vì trong mỗi một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở tuổi vùng miền lại đòi hỏi mỗi cá nhân có những KNS thích hợp. Chẳng hạn: KNS của mỗi cá nhân trong thời bao cấp khác với KNS của các cá nhân trong cơ chế thị trường, trong giai đoạn hội nhập; KNS của người sống ở miền núi khác với KNS của người sống ở vùng biển; KNS của người sống ở nông thôn khác với KNS của người sống ở thành phố…
Chúng ta sẽ tìm hiểu các cách phân loại KNS để hiểu KNS dưới hình thái tồn tại với biểu hiện cụ thể của nó.
2.6.2. Các cách phân loại kĩ năng sống
* Tương ứng với quan niệm rộng nhất về KNS và thích hợp với giáo dục phi chính quy, KNS được phân thành:
Các kĩ năng cơ bản: biết sử dụng các kĩ năng đọc, viết, tính toán cho các chức năng hằng ngày. Những kĩ năng này không mang đặc trưng là những kĩ năng tâm lí xã hội nhưng lại làm nền cho những năng lực thực hiện các chức năng của cuộc sống.
Các kĩ năng chung như: kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng tư duy phê phán; kĩ năng làm việc trong nhóm; kĩ năng thương lượng; kĩ năng giao tiếp…
Các kĩ năng trong các tình huống, ngữ cảnh cụ thể của đời sống xã hội như tạo ra thu nhập; sức khoẻ; giới; gia đình; môi trường…
Mỗi cá nhân cần nắm vững cả 3 thành tố (3 loại kĩ năng) này trong sự thống nhất, trong tính chỉnh thể của chúng.
* Theo cách chia từ lĩnh vực sức khoẻ, kĩ năng sống gồm 3 nhóm:
Kĩ năng nhận thức bao gồm các kĩ năng cụ thể như: tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, khả năng sáng tạo, tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, xác định giá trị…
Kĩ năng đương đầu với cảm xúc, bao gồm động cơ, ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự điều chỉnh…
Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác bao gồm: giao tiếp; tính quyết đoán; kĩ năng thương thuyết/ từ chối; hợp tác; thông cảm, nhận thấy sự thiện cảm của người khác…
Ngoài những KNS chung như 3 nhóm nêu trên, KNS còn thể hiện trong những vấn đề cụ thể khác nhau trong đời sống xã hội như:
- Vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khoẻ sinh sản. - Các vấn đề về giới, giới tính, sức khoẻ, dinh dưỡng. - Ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS. – Sử dụng rượu, thuốc lá và ma tuý.
- Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro. - Hoà bình và giải quyết xung đột. – Gia đình và cộng đồng.
– Giáo dục công dân.
- Bảo vệ thiên nhiên và môi trường. - Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ.
* Với mục đích là giúp cho người học có những kĩ năng ứng phó với các vấn đề của cuộc sống và tự hoàn thiện mình, trong giáo dục lại có cách phân loại KNS theo các mối quan hệ như sau:
Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, gồm có: Kĩ năng tự nhận thức
Mỗi người cần nhận biết và hiểu rõ bản thân, những tiềm năng, tình cảm, những mặt mạnh, mặt yếu của mình. Khi con người càng nhận thức được khả năng của mình, thì càng có khả năng sử dụng các kĩ năng sống khác một cách có hiệu quả, và càng có khả năng lựa chọn những gì phù hợp với các điều kiện sẵn có với bản thân, với xã hội mà họ sống và với khả năng của bản thân.
Lòng tự trọng
Sự tự nhận thức đưa đến sự tự trọng khi con người nhận thức được năng lực tiềm tàng của bản thân và vị trí của mình trong cộng đồng. Điều này thể hiện qua sự nhận thức những điều tốt đẹp
của bản thân, qua giá trị của mình và kiên định… giữ gìn những giá trị có ý nghĩa đối với mình trong các tình huống phải lựa chọn giá trị.
Sự kiên quyết
Sự kiên quyết có nghĩa là nhận biết được những gì mình muốn và tại sao lại muốn, và là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể.
Tuy nhiên sự kiên quyết phải được phân biệt theo 2 thái cực:
Ở một cực, con người có thể hiểu biết mình muốn gì nhưng lại quá nhút nhát và quá lười biếng để vươn lên, thì cần có kĩ năng kiên quyết để đạt được mong muốn của mình.
Còn cực kia, thì do quá hung hăng, nên kiên quyết giành giật những điều họ muốn mà không xem xét đến hoàn cảnh hoặc những người họ muốn mà họ đang quan hệ, ở cực này thì biết lắng nghe và đánh giá những điều người khác cảm nhận và mong muốn là điều cần thiết của tính kiên định.
Biết cách thể hiện tính kiên quyết trong mọi hoàn cảnh là quan trọng, song cách thể hiện, sự kiên quyết đối với từng đối tượng là khác nhau.
Đương đầu với cảm xúc
Trong cuộc sống, con người vẫn thường trải nghiệm những cảm xúc mang tính chủ quan như sợ hãi, tình yêu, phẫn nộ, e thẹn và mong muốn được thừa nhận…, đồng thời con người thường hành động/ phản ứng để đáp ứng một cách tức thời với tình huống mà không dựa trên suy luận lôgic. Những trải nghiệm xuất phát từ cảm xúc dễ đưa con người đến những hành vi mà sau này có thể họ phải hối tiếc.
Cho nên việc xác định/ nhận biết được những cảm xúc của mình với những nguyên nhân cụ thể, tiếp đến là có những quyết định không để cho những cảm xúc này chi phối, mặc dù có tính đến những cảm xúc đó – chính là kĩ năng đương đầu với những cảm xúc.
Đương đầu với căng thẳng
Những căng thẳng như: đối với những vấn đề của gia đình, những mối quan hệ bị đổ vỡ, sự mất người thân, căng thẳng trong thi cử… là một phần hiển nhiên của cuộc sống.
Ở một mức độ nào đó, khi một cá nhân có khả năng đương đầu với căng thẳng có thể là một nhân tố tích cực, vì chính những sức ép sẽ buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình và hưởng ứng một cách thích hợp.
Những mặt khác, sự căng thẳng còn có một sức mạnh huỷ diệt cuộc sống cá nhân nếu sự căng thăng đó quá lớn và không giải toả nổi. Do đó, cũng như với xúc cảm, con người cần phải có khả năng nhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậu quả, cũng như biết cách khắc phục.
Những kĩ năng nhận biết và sống với người khác, gồm có: Kĩ năng quan hệ/ tương tác liên nhân cách
Mỗi cá nhân phải biết cách đối xử một cách phù hợp trong từng mối quan hệ để có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong môi trường của mình.
Sự cảm thông
Bày tỏ sự cảm thông bằng cách tự đặt mình vào vị trí của người khác, đặc biệt khi cá nhân phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng do hoàn cảnh hoặc do những hành động của chính bản thân họ gây ra. Cảm thông cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ người đó để họ có thể tự quyết định và đứng vững đôi chân của mình một cách nhanh chóng nhất.
Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè/ người khác
Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè/ người khác có nghĩa là bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân nếu phải đương đầu với những ý nghĩ hoặc những việc làm trái ngược của bạn hè cùng lứa/ của người khác.
Thương lượng
Thương lượng là một kĩ năng quan trọng trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhau. Nó liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông và mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cũng như khả năng thoả hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân. Nó còn liên quan đến khả năng đương đầu với những hoàn cảnh đe doạ hoặc rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, kể cả sức ép của bạn bè…
Giao tiếp có hiệu quả
Một trong những kĩ năng sống quan trọng nhất là có khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả với mọi người. Khả năng giao tiếp bao gồm cả kĩ năng lắng nghe và hiểu được người khác…
Các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả, bao gồm: Tư duy phê phán
Con người trong thời đại ngày nay phải đối mặt với nhiều vấn đề phải xử lí nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp… Để đưa ra được những quyết định phù hợp, con người cần có khả năng phân tích một cách phê phán.
Tư duy sáng tạo
Tiếp cận với các sự việc mới, phương thức mới, ý tưởng mới, cách sắp xếp và tổ chức mới được gọi là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo là kỹ năng sống quan trọng bởi vì chúng ta thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên xảy ra. Khi gặp những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi chúng ta phải có tư duy sáng tạo để có thể đáp ứng lại một cách phù hợp.
Ra quyết định
Hằng ngày mỗi người đều phải ra nhiều quyết định, có những quyết định tương đối đơn giản và có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng cuộc sống, nhưng cũng có những quyết định nghiêm túc liên quan đến các mối quan hệ, tương lai cuộc sống, công việc v.v… Do vậy, điều quan trọng cần phải làm là lường được những hậu quả trước khi đưa ra quyết định ba phải lên kế hoạch cho những lựa chọn và quyết định này.
Giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề có liên quan tới kĩ năng ra quyết định và cần nhiều kĩ năng khác. Qua thực hành việc ra quyết định và giải quyết vấn đề giúp trẻ em và thanh thiếu niên có thể xây dựng được những kĩ năng cần thiết, đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất trong bất kì hoàn cảnh nào mà các em gặp phải trong cuộc sống.
Trên thực tế các kĩ năng sống thường không hoàn toàn tách rời nhau. Khi cần quyết định vấn đề một cách hiệu quả thì những kĩ năng sau đây thường được vận dụng:
– Kĩ năng tự nhận thức – Kĩ năng tư duy phê phán - Kĩ năng tư duy sáng tạo
Những kĩ năng sống trên thường không được dạy một cách riêng biệt mà phải được thực hiện như một phần không thể tách rời của các chương trình giáo dục đa dạng gắn với các tình huống cụ thể.
2.6.3. Vì sao phải hình thành và phát triển kĩ năng sống cho thế hệ trẻ? Giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ có ý nghĩa về nhiều mặt:
* Đối với cá nhân:
Mục tiêu 3 của Chương trình Hành động Dakar và Giáo dục cho mọi người đã yêu cầu các nước phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình kĩ năng sống phù hợp. Bởi vì có kiến
thức có thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công, 50% còn lại là những kĩ năng cần cho cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng sống.
Kĩ năng sống như những nhịp cầu giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có kĩ năng sống là những người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính họ.
Kĩ năng sống liên quan đặc biệt nới sức khoẻ của con người: Việc nâng cao kĩ năng cá nhân và các kĩ năng xã hội của mỗi người là một phần quan trọng của chương trình can thiệp nâng cao sức khoẻ cho chính mình cũng như cho mọi người trong cộng đồng. Việc đề phòng sớm những nguy cơ sẽ rất quan trọng đối với việc lành mạnh hoá xã hội nhất là khi những tổn hại về mặt sức khoẻ đều bắt nguồn từ hành vi cá nhân.
* Về mặt xã hội
Kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề sức khoẻ, xã hội và bảo vệ quyền con người. Các cá nhân thiếu kĩ năng sống là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Giáo dục kĩ năng sống có thể thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực và do vậy sẽ giảm bớt tỉ lệ phạm pháp trong tuổi vị thành niên. Như vậy, kĩ năng sống giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm các vấn đề xã hội.
* Về mặt giáo dục
– Kĩ năng sống của người học là một biểu hiện của chất lượng giáo dục. Cho nên, trong mục tiêu 6 của kế hoạch hành động Dakar và giáo dục cho mọi người đã coi kĩ năng sống như là một khía cạnh của chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục cần tính đến những tiêu chí đánh giá kĩ năng sống của người học.
- Bốn trụ cột trong giáo dục, hay mục tiêu giáo dục của thế kỉ XXI là: Học để biết; học để làm;