Các xu hướng phát triển cơ bản của nhân cách

Một phần của tài liệu Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Đào Thị Oanh (Trang 93 - 95)

2. Sự phát triển nhân cách

2.2. Các xu hướng phát triển cơ bản của nhân cách

– Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất phát triển theo một hướng xác định tuỳ thuộc vào hệ thống định hướng giá trị của cá nhân, bởi hệ thống giá trị tạo ra mặt nội dung của xu hướng nhân cách. Hệ thống định hướng giá trị cá nhân khá phức tạp, có thể phân loại sơ bộ thành các nhóm:

* Những định hướng giá trị đạo đức cho thấy cá nhân có thái độ coi trọng những giá trị trên quan đến các mối quan hệ xã hội (cá nhân – xã hội, cá nhân – nhóm, cộng đồng – cá nhân v.v…) được thể hiện trong các phẩm chất nhân cách như lòng yêu nước, tình người, lòng nhân ái, tình đoàn kết, tính khoan dung v.v… Tổ hợp những thuộc tính nhân cách đó là cơ sở tạo nên kiểu loại nhân cách có xu hướng xã hội – vị tha. Ngược lại, là xu hướng cá nhân – vị kỉ. Tuy nhiên, trên thực tế không tồn tại những con người có xu hướng nhân cách vị tha hay vị kỉ một cách thuần khiết; mà có sự pha trộn, hoà nhập, trong đó có sự vượt trội của một xu hướng so với xu hướng kia.

* Những định hướng giá tri nghề nghiệp, qua đó chứng tỏ cá nhân đang hướng tới nhưng giá trị của ngành nghề được lựa chọn có liên quan đến lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Ví dụ, nghề có ích cho xã hội, nghề có điều kiện phát triển tài năng, phù hợp sở thích, nghề có thu nhập cao, phù hợp sức khoẻ, có điều kiện ổn định cuộc sống, nghề ít vất vả v.v…

* Những định hướng giá trị trong học tập thể hiện sự lựa chọn của cá nhân đối với các giá trị: tự khẳng định năng lực của bản thân, học vấn, quyền lực, đanh vọng, thoả mãn tính ham hiểu biết, truyền thống hiếu học, có cơ hội đi nước ngoài v.v… Ngoài ra, còn có những định hướng giá trị trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: định hướng giá trị khoa học, định hướng giá trị thẩm

mĩ, nghệ thuật, văn học v.v… Trên cơ sở đó có thể phân loại kiểu nhân cách trí tuệ, kiểu nhân cách nghệ sĩ, kiểu nhân cách thẩm mĩ v.v…

- Sự phát triển mặt nhận thức và mặt tình cảm – ý chí

* Sự phát triển mặt nhận thúc của nhân cách thể hiện ở sự phát triển các chức năng tâm lí của quá trình nhận thức: tính chủ định của quá trình nhận thức cảm tính; tính trừu tượng khái quát của quá trình nhận thức lí tính và những thuộc tính của tư duy như: tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính lôgic, tính sáng tạo v.v…

Nhân cách là một chủ thể có ý thức. Vì vậy, làm gì, làm như thế nào, vì sao phải làm v.v… là những vấn đề cần được cá nhân nhận thức đầy đủ và rõ ràng. Nhờ có nhận thức đúng đắn (có cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn) con người có thể tự tin, vững vàng tiến hành hoạt động một cách có hiệu quả.

* Sự phát triển mặt tình cảm – ý chí

Trong cấu trúc nhân cách tình cảm là một thuộc tính tâm lý thể hiện rõ nét nhất bản chất xã hội của con người. Ở trẻ sơ sinh chỉ mới có những cảm xúc đơn giản, dần dần ở trẻ phát triển những cảm xúc ngày càng đa dạng, phức tạp hơn. Trên cơ sở tổng hợp hoá, động hình hoá và khái quát hoá những cảm xúc cùng loại ở trẻ hình thành các loại tình cảm tương ứng, trước hết là tình mẹ con. Cùng với sự lớn lên và sự mở rộng các mối quan hệ với môi trường xung quanh ở trẻ phát triển những loại tình cảm thẩm mĩ, tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ v.v…

Tình cảm có vai trò đặc biệt trong đời sống tâm lí của con người, là động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lí, bảo vệ lẽ phải. Tuy nhiên, chỉ có tình cảm thì chưa đủ đảm bảo sự thành công trong hoạt động, bởi trong quá trình hoạt động con người thường gặp khó khăn, thử thách. Nhờ có ý chí mới có thể vượt qua để đạt được mục đích cuối cùng. Ý chí không bẩm sinh mà được hình thành và rèn luyện trong những điều kiện không thuận lợi của cuộc sống. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” Hồ Chủ tịch vĩ đại đã dạy: “… Đào núi và lấp biển, có chí ắt làm nên”.

Có nhận thức đúng đắn, có tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc có ý chí kiên cường là những điều kiện chủ quan để con người vươn tới những mục tiêu cao đẹp của cuộc sống.

- Sự phát triển xu hướng, tình cảm, tính cách và năng lực * Sự phát triển xu hướng nhân cách

Xu hướng là một thuộc tính tâm lí điển hình nói lên phương hướng, chiều hướng phát triển nhân cách. Theo A.N.Lêônchiep: “Cấu trúc nhân cách là một cấu hình tương đối bền vững của những động cơ chính yếu được xếp thành thứ bậc giữa chúng với nhau”. Như vậy, phát triển xu hướng nhân cách về thực chất là giáo dục và phát triển hệ động cơ của cá nhân sao cho nội dung đối tượng của

những động cơ chính yếu là những giá trị được xã hội đánh giá cao vì tính lợi ích của giá trị đó đối với toàn xã hội. Toàn bộ các thành phần trong xu hướng nhân cách như: nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, thế giới quan, niềm tin là động lực của hành vi và hoạt động của cá nhân với tư cách là những động cơ thúc đẩy từ bên trong.

* Sự phát triển tính cách

Tính cách là một thuộc tính phúc hợp của nhân cách bao gồm một hệ thống thái độ và các phương thức hành vi tương ứng của cá nhân đối với xã hội, đối với lao động, đối với mọi người và đối với bản thân. Tính cách của cá nhân có tính thống nhất, ổn định. Trong cấu trúc tính cách, các nét tính cách có mối tương quan ảnh hưởng lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau, từng nét tính cách có ý nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào mối tương quan với những nét tính cách khác. Chẳng hạn, lòng dũng cảm kết hợp với lòng yêu nước sẽ có ý nghĩa hoàn toàn khác khi lòng dũng cảm “đi đôi” với lòng hận thù, với tính độc ác.

Tính cách thể hiện rõ đặc điểm tâm lí điển hình, độc đáo của cá nhân “sống mỗi người một nết, chết mỗi người một chứng”. Giáo dục, phát triển tính cách cần quan tâm cả mặt nội dung (hệ thống thái đội cả mặt hình thức (hành vi ứng xử), bởi 2 mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau. Phát triển tính cách có nghĩa là phát huy những đức tính tết và hạn chế, loại bỏ những thói hư, tật xấu bằng con đường kết hợp giáo dục với tự giáo dục, tự rèn luyện.

* Phát triển năng lực của cá nhân

Năng lực là tố hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, đáp ứng những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả. Trừ những người có khuyết tật, ai cũng có năng lực chung cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động (khả năng tư duy, trí nhớ, ngôn ngữ v.v…). Năng lực chuyên biệt bao gồm những phẩm chất riêng có tính chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt nhằm đạt kết quả cao (năng lực toán học, năng lực hội hoạ, năng lực thể thao v.v…). Trong sự phát triển năng lực chuyên biệt yếu tố tư chất có vai trò đặc biệt quan trọng. Song, muốn đạt được kết quả ở đỉnh cao, cá nhân phải say mê và kiên trì luyện tập; phải có nghị lực vượt qua những khó khăn bên ngoài (thời tiết nóng bức, cơ sở vật chất thiếu thốn…) và những khó khăn bên trong (sự mệt mỏi, đôi khi nản chí, khó tập trung tư tưởng v.v…).

Một phần của tài liệu Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Đào Thị Oanh (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w