2. Sự phát triển nhân cách
2.1. Các động lực thúc đẩy sự phát triển tâm lí, nhân cách
Muốn biết cái gì là động lực thúc đẩy sự phát triển tâm lí, nhân cách trước hội cần tìm hiểu những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển của trẻ. Nhìn chung, thường gặp những mâu thuẫn sau đây:
– Mâu thuẫn giữa khả năng, trình độ đạt được (thể chất, tâm lí) với những yêu cầu của hoạt động, cũng là những nhu cầu mới của trẻ. Ví dụ: Dưới 1 tuổi khả năng ngôn ngữ với vốn từ ít ỏi của trẻ thường mâu thuẫn với yêu cầu của hoạt động đòi hỏi trẻ phải có đủ từ để bày tỏ những ý thích nguyện vọng, nhu cầu của mình. Mâu thuẫn đó thể hiện rõ trong các cơn hờn, khóc khi người lớn đáp ứng không đúng nhu cầu, ý thích của trẻ vì không hiểu trẻ muốn gì, nói gì. Mâu thuẫn được giải quyết khi nhu cầu giao tiếp thôi thức trẻ tích cực lắng nghe, bắt chước nói và ghi nhớ để tích luỹ vốn từ, phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, tuổi vườn trẻ (1–3 tuổi) được xem là thời kì phát cảm ngôn ngữ.
- Mâu thuẫn giữa những yêu cầu mới của hoạt động với những kĩ năng, kĩ xảo chưa được hình thành. Ví dụ, ở tuổi mẫu giáo, các hoạt động: xếp hình, nặn, vẽ, trò chơi học tập v.v… đòi hỏi ở trẻ những kĩ năng, kĩ xảo nhất định trong việc sử dụng các đồ dùng học tập. Lúc đầu trẻ lúng túng, vụng về. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo và sự cố gắng luyện tập của trẻ, dần dần mâu thuẫn được giải quyết khi các kĩ năng, kĩ xảo mới, tương ứng với hoạt động được hình thành ở trẻ.
- Mâu thuẫn giữa những nề nếp, thói quen, tập quán cũ với những yêu cầu mới của hoàn cảnh sống trà hoạt động. Ví dụ: Khi trẻ mẫu giáo bước vào lớp 1 trường Tiểu học thường gặp những khó khăn, trở ngại vì những thói quen, nề nếp sinh hoạt thoải mái ở gia đình không phù hợp với những yêu cầu của hoạt động học tập, là hoạt động đòi hỏi trẻ phải có thái độ nghiêm túc, phải tôn trọng
nội quy của nhà trường. Mâu thuẫn đó chỉ được giải quyết sau một thời gian trẻ cố gắng thích nghi với môi trường học tập ở nhà trường. Trở thành một học sinh trường Tiểu học là một bước ngoặt trong cuộc sống của trẻ không chỉ về mặt sinh hoạt, mà điều chủ yếu là sự phát triển trí tuệ của trẻ có những biến đổi về chất cùng với sự phát triển của các phẩm chất nhân cách khác.
- Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập nảy sinh trong quá trình phát triển của cá. nhân. Ví dụ, trong thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, ở thiếu niên xuất hiện “cảm nghĩ mình không còn là trẻ con”, có “xu hướng làm người lớn”. Song, trên thực tế thiếu niên chưa đủ trưởng thành để tự khẳng định và được thừa nhận là người lớn. Tính trẻ con và tính người lớn cùng tồn tại là 2 mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn của lứa tuổi, khiến cho tính cách của thiếu niên đôi khi trở nên thất thường, “bất nhất”. Đến cuối giai đoạn lứa tuổi này, sự phát triển thể chất, đặc biệt là sự phát dục, bước vào thời kì êm ả, cùng với sự trưởng thành của một số chức năng tâm lí cấp cao làm cho “tính người lớn” lấn át “tính trẻ con” tạo nên những biến đổi về chất trong sự hình thành và phát triển nhân cách, đưa thiếu niên tiến gần tới tuổi trưởng thành.