Con đường hình thành và phát triển nhân cách

Một phần của tài liệu Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Đào Thị Oanh (Trang 99 - 101)

2. Sự phát triển nhân cách

2.5. Con đường hình thành và phát triển nhân cách

Làm gì và làm như thế nào để hình thành và phát triển nhân cách. Có thể tìm ra nhiều con đường và có nhiều biện pháp, song, chủ yếu là bằng con đường dạy học, giáo dục và tự giáo dục.

– Con đường dạy học và sự phát triển nhân cách học sinh

Dạy học theo quan niệm cũ với phương pháp dạy học truyền thống thì chỉ có thầy là chủ thể của hoạt động dạy học, còn trò là khách thể tiếp thu một cách thụ động những điều thầy dạy. Với cách tiếp cận hoạt động – nhân cách, hoạt động dạy – học (có dấu ngang) bao gồm hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Như vậy, hoạt động dạy – học được hiểu là hoạt động chung, hoạt động cộng đồng của thầy và trò. Dưới sự hướng dẫn của thầy trò phải tích cực hành động để tự mình lĩnh hội tri thức. Hành trở thành phương pháp học tập và là yếu tố quyết định trực tiếp chất lượng lĩnh hội tri thức. Hoạt động dạy – học có sự họp tác sư phạm đã phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trò và hứng thú, động cơ học tập cũng được củng cố và phát triển.

Kết quả thực nghiệm dạy học chứng tỏ, nếu hoạt động học tập của học sinh được tổ chức họp lí cả về nội dung, cả về phương pháp thì có thể hình thành ở các em khả năng khái quát hoá lí luận (tu duy lí luận), năng lực tư duy kĩ thuật, hứng thú học tập và động cơ nhận thức. Trong quá trình hình thành những chức năng tâm lí này, phương pháp học tập mới (hành động học tập) cũng đồng thời được hình thành.

- Con đường giáo dục và sự phát triển nhân cách học sinh

Có nhiều con đường giáo dục: giáo dục trong gia đình, giáo dục trong và ngoài nhà trường, giáo dục trong lao động, bằng lao động, giáo dục trong tập thể, bằng tập thể v.v… Mỗi con đường giáo dục có hiệu quả không như nhau đối với trẻ em, học sinh ở các lứa tuổi khác nhau.

Đối với trẻ em trước tuổi học (vườn trẻ, mẫu giáo) con đường giáo dục gia đình có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành xu hướng và tính cách của trẻ. Những phẩm chất đạo đức của nhân cách trẻ được hình thành thông qua giao tiếp giữa những người thân cùng huyết thống với nội dung hướng vào việc giáo dục trẻ nói lời hay (lễ phép), làm việc tốt (chăm chỉ), ứng xử đẹp (hiếu thảo) và hình thành ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt gia đình (gọn gàng, ngăn nắp, giờ nào việc ấy…) Đối với học sinh, nhất là học sinh THCS, con đuờng giáo dục nhà trường sẽ kém hiệu quả nếu chỉ giới hạn trong những giờ dạy môn Đạo đức (Giáo dục công dân) trên lớp. Ở lứa tuổi thiếu niên trẻ có nhu cầu giao tiếp mạnh mẽ, có khát vọng chiếm được uy tín và sự thừa nhận của bạn bè, muốn tìm cho mình “chỗ đứng” trong tập thể bạn cùng học. Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp nên và cần phải tận dụng tập thể học sinh như là một công cụ giáo dục đặc biệt. Nội dung giáo dục đạo đức của nhà trường phải trở thành yêu cầu của tập thể, trở thành dư luận chung trong tập thể. Để tự

khẳng định vị trí của mình trong tập thể, thiếu niên cố gắng đáp ứng những yêu cầu của tập thể, tự điều chỉnh thái độ và hành vi đạo đức theo dư luận chung của tập thể. Như vậy, con đường giáo dục nhà trường phải thông qua giao tiếp của trẻ trong tập thể mới phát huy được hiệu quả.

- Con đường giáo dục bằng tập thể, trong tập thể và phát triển nhân cách

Tuy nhiên, ảnh hưởng của tập thể đối với từng thành viên không như nhau tuỳ thuộc vào vị trí của mỗi học sinh trong tập thể. Muốn giá trị của tập thể “thấm mạnh” và từng em, phải tạo cho trẻ có một vị trí nhất định trong hệ thống những quan hệ liên nhân cách. Những chuẩn mực xã hội, những giá trị đạo đức… một khi trở thành dư luận chung của tập thể, thành chuẩn đánh giá và tự đánh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự hình thành những phẩm chất đạo đức của nhân cách học sinh.

Kết quả thực nghiệm giáo dục đã chứng tỏ các biện pháp tác động thử nghiệm: tổ chức tập thể học sinh theo mô hình tự quản, thực hiện nguyên tắc luân phiên chỉ huy; thu hút học sinh vào những hoạt động chung, hoạt động tập thể; điều chỉnh thái độ và hành vi đạo đức thông qua dư luận chung của tập thể đã có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến sự hình thành ở thiếu niên học sinh không chỉ một số phẩm chất nhân cách riêng lẻ (ý thức kỉ luật, tinh thần trách nhiệm, ý thức tương trợ v.v…) mà đã ảnh hưởng một cách tổng hợp, tạo nên những biến đổi cơ bản trong cấu trúc nhân cách của các em (hình thành khả năng tự nhận thức, tự đánh giá, tự ý thức v.v…).

- Con đường tự giáo dục và phát triển nhân cách

Đối với người trưởng thành, những định hướng giá trị được thể hiện trong nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, niềm tin v.v… tạo nên hệ thống thứ bậc những động cơ tương đối bền vững, không chỉ thúc đẩy những hành vi, hoạt động riêng lẻ, mà còn có sức mạnh tự điều khiển, tự điều chỉnh sự phát triển nhân cách của bản thân. Khi đó tác động của tự giáo dục giữ vị trí chủ đạo, cá nhân có thể tự ý thức, tự đánh giá, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách theo những chuẩn mực xã hội và thang giá trị xã hội. Sức mạnh của tự giáo dục có thể biến đổi nhân cách theo hướng tốt lên. Và ngược lại, sự tự điều khiển, tự điều chỉnh cũng có thể làm cho nhân cách suy thoái tuỳ thuộc vào bản lĩnh của mỗi người có vững vàng hay không trước những khó khăn, thử thách của cuộc đời, trước những cám dỗ, những tác động không lành mạnh của nền kinh tế thị trường.

Nhân cách trưởng thành không có nghĩa là “nhất thành bất biến”, tuy rằng ở tuổi trưởng thành cấu trúc nhân cách đã tương đối ổn định, rất khó thay đổi tính cách, nếp sống, thói quen… nhất là khi về già. Trong thực tế không ít trường hợp người trưởng thành với bề dày kinh nghiệm sống vẫn có thể sa ngã. Nhân cách con người hoàn thiện đến mức nào tuỳ thuộc vào yếu tố tự giáo dục trên cơ sở tự nhận thức, tự đánh giá một cách khách quan.

Các con đường hình thành nhân cách nêu ra trên đây đã được kiểm nghiệm qua nhiều nghiên cứu hình thành phẩm chất nhân cách trên trẻ em Việt Nam. Dưới đây sẽ trình bày một trong những nghiên cứu đó.

Một phần của tài liệu Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Đào Thị Oanh (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w