CÁC KIỂU NHÂN CÁCH

Một phần của tài liệu Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Đào Thị Oanh (Trang 26 - 27)

Tu duy hướng nội

Quan tâm đến các tư tưởng (chứ không phải các sự kiện), đến thế giới nội tâm. Ít chú ý đến những người khác. Tình cảm hướng nội

Bề ngoài có vẻ khép kín nhưng có sự đồng cảm và hiểu những người bạn gần gũi hoặc hiểu những người cần đến sự đồng cảm; là người than thiết nhưng không thể hiện.

Xúc cảm hướng nội

Quan tâm đến kinh nghiệm nảy sinh do các sự kiện nhiều hơn là quan tâm đến bản thân sự kiện (các nhạc sĩ và nghệ sĩ). Trực giác hướng nội

Tập trung vào cái có thể nhiều hơn là tập trung vào những gì đang diễn ra; có liên hệ với vô thức. Tư duy hướng ngoại

Quan tam đến các đối tượng thuộc thế giới bên ngoài; là người lôgic, tránh xa các xúc cảm và tình cám; tránh xa khỏi bạn bè và các mối quan quan hệ qua lại.

Tình cảm hướng ngoại

Quan tâm đến các mối quan hệ người – người; giữ sự ngăn nắp ở xung quanh mình (đặc biệt là các phụ nữ). Cảm xúc hướng ngoại

Chú ý đến các đối tượng, các sự kiện gây ra sự lo lắng và đôi khi tìm kiếm các chi tiết với sự thoả mãn. Trực giác hướng ngoại

Tập trung và những thay đổi có thể có của thế giới bên ngoài nhiều hơn là vào những cái gần gũi; là người tìm kiếm những sự phiêu lưu, mạo hiểm.

Lí luận về các kiểu nhân cách thật là đơn giản. Điều phức tạp hơn nhiều là đo đạc các thông số nhân cách khác nhau như thế nào và sau đó phải chứng minh được rằng, các đo đạc đó dự báo được hành vi.

Các thông số mà Jung đưa ra có thể đo đạc được bằng cách áp dụng bảng hỏi của Myers = Briggs. Các nghiên cứu được tiến hành tại các cơ sở sản xuất, cơ sở giáo dục và các phòng thí nghiệm

đã khẳng định rằng các cá nhân thuộc các kiểu nhân cách khác nhau thường khác nhau ở kinh nghiệm và hành vi của bản thân.

Đánh giá chung

Lí thuyết của Jung bị phê phán là theo thuyết huyền bí, linh thiêng, thần bí và tôn giáo. Ý niệm của Jung về nguyên mẫu bị phê phán là mang sắc thái siêu hình và không thể chứng minh được. Ngoài ra, đây còn là một lí thuyết nhìn chung là mơ hồ, khó hiểu, không nhất quán và mâu thuẫn.

Tuy nhiên, Jung đã chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm lí học đương đại. Ngày nay, các nhà tâm lí học phát triển đã bắt đầu thừa nhận ý nghĩa quan điểm của Jung vì ông đã nhìn thấy những khả năng mới cho sự phát triển cá nhân con người trong những năm đã trưởng thành. Một vài nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành và khẳng định quan điểm của Jung.

Một phần của tài liệu Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Đào Thị Oanh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w