Tâm lí học cá nhân của A Adler (187 0– 1937)

Một phần của tài liệu Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Đào Thị Oanh (Trang 27 - 31)

A. Adler là một trong những môn đệ của Freud. Ông đã từng viết bài bênh vực lí thuyết của Freud, là thành viên Hội Phân tâm học (Áo) rồi trở thành Chủ tịch của Hội. Nhưng dần dần giữa Freud và Adler xuất hiện những khác biệt về quan điểm và cuối cùng chúng trở nên trầm trọng đến nỗi Adler đã từ bỏ chức Chủ tịch Hội Phân tâm học Viên, cắt đứt quan hệ với Freud và xây dựng một lí thuyết riêng.

Khác với Freud, là người nhấn mạnh đến tính vạn năng của những mâu thuẫn mà mọi người đều trải nghiệm, Adler tập trung vào tính độc nhất vô nhị của mỗi cá nhân. Ông gọi lí thuyết của mình là Tâm lí học cá nhân. Tư tưởng của ông đã ảnh hưởng đến các nhà phân tâm học khác (k. Horney, E. Fromm, Garry Stuka Sallivana) đến mức có thể gọi họ là các nhà Phân tâm học Adler mới hơn là các nhà phân tâm học Freud mới.

Lí thuyết của Adler tập trung vào những vấn đề lí luận chủ yếu sau đây: Những khác biệt cá nhân

Các cá nhân khác nhau ở mục đích của mình.; ở điều mà họ mong muốn đạt được; ở “phong cách sống”. Sự thích nghi và thích ứng

Trong khái niệm “sức khoẻ” có tình yêu, công việc và các quan hệ xã hội, có cả tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân: Để nâng cao sức khoẻ, cần phải có sự quan tâm mang tính xã hội, chứ không phải chủ nghĩa ích kỉ.

Các quá trình nhận thức

Xã hội có ảnh hưởng đến con người thông qua các vai trò xã hội, bao gồm cả tình dục. Nhà trường có một ảnh hưởng đặc biệt.

Những ảnh hưởng sinh học

Sự yếu kém của cơ thể (những nhược điểm) bổ sung hướng phát triển nhân cách, bởi cá nhân mong muốn bù trừ sự yếu kém đó.

Sự phát triển ở lứa tuổi trẻ em

Ảnh hưởng của cha mẹ rất lớn và những kĩ thuật tốt nhất của hành vi cha mẹ có thể học tập. Nhiều đề xuất về giáo dục trẻ được đưa ra, trong đó chủ yếu nhất là không được nuông chiều trẻ. Mối quan hệ với anh chị em ruột là rất quan trọng: thứ tự sinh có ảnh hưởng đến nhân cách.

Sự phát triển ở tuổi trưởng thành

Con người tạo dựng nên nhân cách của mình trong suốt cuộc đời khi đặt ra cho mình những mục đích.

Động lực chủ yếu trong lí thuyết của Adler là sự định hướng tới con đường sống tốt nhất không bao giờ bị dập tắt. Đối với những người khác nhau, cuộc đấu tranh này có những hình thức khác nhau.

Xu hướng từ sự tự ti đến sự siêu đẳng

Hầu như tất cả chúng ta đều đã nghe đến khái niệm “Mặc cảm tự ti”. Khái niệm này được Adler nghiên cứu và phổ biến mặc dù không phải là người đầu tiên. Theo Adler, cơ sở động cơ của con người là xu hướng đi từ sự trải nghiệm hoàn cảnh âm tính đến sự trải nghiệm hoàn cảnh dương tính, từ cảm giác yếu kém đến cảm giác siêu đẳng, hoàn thiện, giá trị. Quá trình được nảy sinh do sự không thoả mãn từ cảm xúc âm tính. Adler cho rằng, người ta đặc biệt nhạy cảm với bệnh tật ở các cơ quan “yếu kém” hơn ở các cơ quan khác. Vì sự căng thẳng của môi trường đè nặng lên các bộ phận yếu kém này của cơ thể nên con người sẽ có những yếu đuối khiến chức năng thường bị ức chế lại.

Vì muốn dành địa vị siêu đẳng nên con người thường nhận ra những thiếu sót cửa mình, và cũng từ đó có cái để cố gắng và cố gắng không ngừng. Nhưng khi bị thất bại nhiều lần, không vượt qua được các nhược điểm của bản thân, hoặc khi quá chú ý đến một nhược điểm nào đó của cơ thể thì ở con người sẽ sinh ra mặc cảm tự ti.

Một cách để điều chỉnh những thiếu sót của cơ thể là sự bù trừ, tức là, khi ý thức được rằng mình có một thiếu sót nào đó, con người sẽ cố gắng vượt qua nó bằng cách phát triển sức mạnh vào những phần khác. (Ví dụ, một người mù có thể phát triển đặc biệt năng lực thính giác). Một cách

điều chỉnh khác là sự bù trù quá mức, tức là hoán chuyển sự yếu kém (thiếu sót) thành một sức mạnh (Ví dụ, một người có tật nói lắp trở thành một nhà hùng biện; một người vốn có cơ thể gầy yếu trở thành một nhà thể thao…).

Theo Adler, sự bù trừ và sự bù trừ quá mức có thể nhằm tới các khiếm khuyết tâm lí cũng như những khiếm khuyết thể chất. Ông nhận thấy rằng, mọi người đều bắt đầu cuộc đời hoàn toàn lệ thuộc vào người khác để sống còn, vì thế mọi người đều tự ti. Sự tự ti thúc đẩy người ta, ban đầu là ở tuổi nhỏ, rồi tới tuổi trưởng thành, tìm kiếm quyền lực để khắc phục các mặc cảm đó. Lúc đầu, Adler nhấn mạnh đến việc đạt tới quyền lực như là một phương tiện để khắc phục cảm giác tự ti, nhưng sau này ông gợi ý rằng người ta cố gắng khắc phục các thiếu sót bằng cách đạt tới sự hoàn thiện hay sự siêu đẳng.

Mặc dù cảm giác tự ti là động cơ thúc đẩy sự phát triển cá nhân và vì thế đều là tốt, song chúng cũng có thể làm suy yếu một số người thay vì thúc đẩy họ tiến lên. Đó là những người do quá bức xúc vì những thiếu sót của mình khiến họ làm được rất ít hay không làm được gì và người ta nói rằng những người này có mặc cảm tự ti. Vậy là, cảm giác tự ti có thể tác động như một kích thích để phát triển, nhưng cũng có thể là một lực tác động âm tính làm suy yếu con người. Điều này tuỳ thuộc vào thái độ của mỗi người đối với chúng.

Sự thống nhất của nhân cách

Adler nhấn mạnh đến ý nghĩa của sự thống nhất nhân cách. Ông mô tả nhân cách như là một sự cố kết trong một thể thống nhất bằng một phong cách sống độc nhất vô nhị. Theo Adler, ý thức và vô thức thường phối hợp với nhau hơn là mâu thuẫn với nhau.

Lối sống là phương tiện mà một người lựa chọn để đạt đến sự siêu đẳng. Lối sống cũng như nhân cách một người. Người ta biết về một người dựa vào lối sống của người ấy. Người ta lựa chọn một lối sống từ những gì có trong môi trường. Lối sống dẫn đến sự bất biến của nhân cách bởi con người bù trừ và thậm chí bù trừ quá mức sự thiếu sót. Thông qua mục đích, lối sống bao hàm những hình dung của cá nhân về bản thân, về thế giới và về phương thức độc nhất vô nhị để đạt được mục đích riêng trong thế giới này. Một số người chấp nhận lối sống phản xã hội khi tìm kiếm sự thoả mãn trong những hành vi xâm kích. Một số khác có thái độ hợp tác và làm việc chăm chỉ.

Lối sống của con người là độc nhất vô nhị. Adler đưa ra bốn kiểu lối sống khác nhau, trong đó có ba kiểu lối sống sai lầm (hay không lành mạnh) và một kiểu có thể đề xuất.

Không phải mọi lối sống đều được mong muốn như nhau. Đôi khi trong buổi đầu của cuộc đời, mọi người đều phát triển các chiến lược hoàn thiện hoàn cảnh của mình, mà sau đó chứng tỏ ra không phù hợp. Để thực sự hiệu quả, một lối sốngphải chứa đựng khá nhiều sự quan tâm của xã hội. Nghĩa là một phần mục tiêu của lối sống phải là làm việc để hướng tới một xã hội có thể cho mọi

người một cuộc sống tốt đẹp hơn. Adler gọi một lối sống trong đó không có sự quan tâm thoả đáng của xã hội là một lối sống sai lầm (kiểu người điều khiển; kiểu người giữ gìn; kiều người chạy trốn).

Lối sống lành mạnh là kiểu nhân cách có ích lợi – xã hội. Đó là một lối sống phù hợp, thích ứng được. Để có được điều đó, con người phải hành động vì người khác. Adler đưa vào nhóm này các hoạ sĩ và các nhà thơ vì ông cho rằng họ là những

người thực hiện các chức năng xã hội nhiều hơn bất cứ ai khác. Ở họ, hứng thú xã hội rất phát triển và họ côn có khả năng tiềm soát nội tâm.

Các nghiên cứu dài hạn đã khẳng định giả thiết của Adler rằng, lối sống của một người là không thay đổi từ tuổi thơ đến tuổi tưởng thành. Việc xác định lối sống khi còn ở tuổi thơ là rất quan trọng bởi vì những mô hình hành vi không mong muốn có thể sẽ rất khó thay đổi về sau này.

Sự phát triển nhân cách

Mặc dù Adler nói rằng, mỗi người đều có đầy đủ trách nhiệm trong việc lựa chọn cho mình một lối sống nhưng ông cũng thừa nhận rằng hoàn cảnh có thể ít nhiều quy định sự lựa chọn này. Theo ông, các yếu tố xã hội (sự nghèo khổ, sự hiếu chiến, điều kiện sống thiếu thốn) làm cản trở sự hình thành một lối sống lành mạnh về tâm lí. Và, bởi vì lối sống được phát triển từ khá sớm, nên ảnh hưởng của gia đình là vô cùng quan trọng. Ông mô tả các quan hệ qua lại với cha mẹ và xem xét ảnh hưởng của anh chị em ruột đến sự phát triển nhân cách. Liên quan đến vấn đế này, Adler đưa ra những lời khuyên cho các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con cái. Chẳng hạn:

Hãy động viên trẻ, chứ không chỉ trừng phạt Hãy cứng rắn, nhưng đừng hách dịch

Hãy thể hiện sự tôn trọng đối với trẻ Hãy theo dõi thời gian biểu hằng ngày Hãy nhấn mạnh đến sự hợp tác

Đừng quan tâm quá nhiều đến trẻ Đừng tranh giành quyền lực với trẻ

Hãy dạy trẻ bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói v.v… Adler rất phê phán việc nuông chiều con cái vì điều đó sẽ tạo ra những đứa trẻ kém thích nghi, trở nên phụ thuộc nhiều vào người khác. Tương tự, những đứa trẻ bị cha mẹ từ chối cũng có thể phát triển không phù hợp (Ví dụ: trẻ sinh ra ngoài ý muốn, con ngoài giá thú). Lí thuyết của Adler đã tạo điều kiện xây dựng những chương trình đào tạo cha mẹ.

Mối quan hệ qua lại giữa các anh chị em ruột trong thời kì trẻ em có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển nhân cách. Các nhà phân tâm họ khác nhấn mạnh đến mối quan hệ con cái – cha mẹ và xem xét rất ít quan hệ qua lại giữa anh chị em. Ở khía cạnh này Adler có đóng góp quan trọng. Các gia đình đông con, đặc biệt thứ tự sinh ra trong gia đình của từng đứa trẻ có ảnh hưởng đến sự phát

triển nhân cách của chúng. Adler xác định vị trí của đứa con thứ hai là thuận lợi nhất so với con cả và con út.

Sức khoẻ tâm lí

Khi mô tả sức khoẻ tâm lí, Adler nhấn mạnh đến mối quan hệ qua lại với những người khác chứ không chỉ với libido.

Tính xã hội là bản chất của con người. Con người có hứng thú xã hội càng nhiều thì càng nỗ lực nhiều để thực hiện các nhiệm vụ xã hội (chứ không phải các mục đích riêng) và càng có được nhiều sức khoẻ tâm lí hơn. Như vậy, hứng thú xã hội là yếu tố chìa khoá của sức khoẻ tâm lí. Một người khoẻ mạnh bình thường sẽ thực hiện ba nhiệm vụ của cuộc sống là: công việc tình yêu và sự tác động qua lại về mặt xã hội. Tất cả ba nhiệm vụ này có liên quan với nhau. Không một nhiệm vụ nào có thể giải quyết được theo cách riêng lẻ. Không có một nhiệm vụ nào có thể được giải quyết phù hợp nếu không có đủ hứng thú xã hội. Theo một số nhà phê bình, nếu trong quan điểm của Adler có thêm một nhiệm vụ sống thứ tư nữa thì hẳn đó sẽ phải là nghệ thuật.

Đánh giá chung về lí thuyết của Adler có nhiều ý kiến khác nhau. Một số nghiên cứu đã được tiến hành để kiểm chứng một số giả thiết Adler đưa ra (chẳng hạn, liên quan đến thứ tự sinh trong gia đình và sự phát triển nhân cách của trẻ), có những giả thuyết đã được chứng minh, song cũng có những kết quả không hoàn toàn trùng hợp.

Đối với Adler, nhân cách không đối lập, không chống đối với xã hội, nhưng quan niệm của ông về con người là quan niệm nhân chủng hoá. Ông không xem tính xã hội của nhân cách là kết quả của sự thống nhất giữa sự phát sinh loài người và sự phát sinh xã hội. Adler đã hạ thấp vai trò quyết định cửa yếu tố xã hội đối với sự phát triển nhân cách. Ngoài ra, Adler đã cá

thể hoá và tâm lí hoá một cách không đúng nguyện vọng của con người muốn hoàn thiện mình, muốn khắc phục những yếu kém, thiếu sót của bản thân.

Một phần của tài liệu Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Đào Thị Oanh (Trang 27 - 31)