Cách hiểu về nhân cách trong Tâm lí học Xô Viết

Một phần của tài liệu Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Đào Thị Oanh (Trang 57 - 58)

2. Lí luận về nhân cách trong tâm lí học Xô Viết

2.2. Cách hiểu về nhân cách trong Tâm lí học Xô Viết

Trong Tâm lí học Xô viết tồn tại khá nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách. Chẳng hạn, theo A.G.Côvaliốp, nhân cách được xem là một cá thể có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và thực hiện vai trò xã hội nhất định. Đó là chủ thể và khách thể của các mối quan hệ xã hội. Trong khi đó, bàn về hệ thống cửa Tâm lí học, K.X.Platônốp cho rằng, nhân cách là con người với tư cách là vật mang ý thức. Còn X.L.Rubinstein khẳng định: con người chỉ là nhân cách khi có ý thức xác định các quan hệ đối với môi trường của mình, khi có một diện mạo riêng. Ở đây, theo cách hiểu của Rubinstein, ở cấp độ nhân cách, ý thức không chỉ là hiểu biết mà còn là quan hệ. Theo ông, khi nhấn mạnh vai trò của ý thức, cần phải đồng thời tính đến nhiều mặt của cái tâm lí, đến sự diễn biến của các quá trình tâm lí những mức độ khác nhau.

K.A.Abunkhanốpva hình dung nhân cách là chủ thể của hoạt động và chủ thể của con đường sống. Cơ sở của sự phát triển nhân cách là sự phát triển những phẩm chất như: tính tích cực (tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm), năng lực tổ chức thời gian, tư duy xã hội.

Theo Đ. I. Phênstein, trong quá trình phát sinh cá thể, nhân cách được phát triển theo từng cấp độ, trải qua những giai đoạn khác nhau của sự trưởng thành xã hội. Yếu tố chủ đạo của sự hình thành nhân cách là hoạt động xã hội công ích.

V. N. Miaxisep xem hạt nhân của nhân cách là hệ thống thái độ của nó đối với thế giới bên ngoài và đối với chính bản thân mình. Hệ thống quan hệ này được hình thành dưới tác động của sự phản ánh của ý thức con người về hiện thực xung quanh, là một trong những hình thức phản ánh đó. Đ. N. Uznatde nhìn nhận nhân cách nhu là một cấu tạo tinh thần và toàn vẹn, mà những động cơ và hành vi của cấu tạo đó có thể mang tính chất không được ý thức. Ông là người đưa ra lí thuyết

tâm thế như là một quan điểm tâm lí học chung, nhằm vạch rõ những quy luật phát triển của tâm lí nhân cách trong quá trình hoạt động có định hướng của nó.

A. V. Petrôpxki cho rằng, con người trở thành nhân cách nhờ có lao động và nhờ có giao tiếp với những người khác thông qua tiếng nói. Nhân cách là chủ thể nhận thức và là chủ thể cải tạo tích cực hiện thực xung quanh.

Một phần của tài liệu Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Đào Thị Oanh (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w