2. Lí luận về nhân cách trong tâm lí học Xô Viết
2.5. Những quan điểm tâm lí học nhân cách của V X Merlin
Dựa trên khái niệm năng lực của Chéplôp (1961), Merlin đã hiểu thuộc tính nhân cách này như là năng lực tiềm tàng đối với mọi hoàn cảnh của yêu cầu. Tiêu chuẩn để đo năng lực là kết quả của hoạt động. Như vậy, năng lực của một nhân cách là những thuộc tính mà chúng là điều hẹn thành
công của loại hoạt động riêng của nó. Mỗi thuộc tính nhân cách bộc lộ một năng lực đối với những hoạt động đặc trưng, kể cả khi năng lực này và quan hệ tác dụng đang có của nó là không nhận ra được. Với cách hiểu như thế, Merlin cho rằng năng lực không phải là nhóm thuộc tính chuyên biệt đặc biệt. Chính quan niệm này đã mở ra sự tiếp cận giá trị chuẩn đối với sự nhận thức và đo đạc nhân cách. Điều này được bộc lộ ở 3 tiêu chí được nêu chung cho việc xác định các thuộc tính như là năng lực liên quan đến hoạt động sau đây:
+ Phân tích thuộc tính khi so sánh sản phẩm và hiệu suất của một hoạt động có tính đến quan hệ chủ thể của nhóm nhân cách đối với hoạt động.
+ Rút ra các phương pháp cá nhân và chiến lược đạt kết quả, chiến lược được xác định để đạt mục đích đó. Phát hiện những mối quan hệ có thể có giữa những đặc điểm yêu cầu hoạt động và những năng lực dự kiến.
+ Phân tích thuộc tính trong sự phụ thuộc vào chất lượng đạt mục đích hành động và vào quá trình thực hiện hành động. Năng lực bộc lộ rõ nhất, mạnh nhất ở những điều kiện không thuận lợi và ở năng suất cao, ở phẩm chất tốt của hoạt động. Merlin nhìn nhận cả những thuộc tính của cá nhân, cả những thuộc tính của nhân cách, ông phân biệt hai loại thuộc tính này qua ý nghĩa của chúng đối với kết quả hành động, vì theo ông kết quả chung phụ thuộc vào cả hai loại thuộc tính này. Thuộc tính của nhân cách ảnh hưởng đến phương pháp thực hiện hoạt động của cá nhân và ảnh hưởng đến sự khắc phục những điều kiện không thuận lợi trong tiến trình hoạt động. Trình độ của năng lực phụ thuộc vào mối liên kết qua lại của hai nhóm thuộc tính này. Nếu không chú ý đến những biểu hiện thuộc tính thuận lợi của cá nhân thì kết quả hoạt động sẽ thấp nếu gặp những quan hệ tiêu cực.
Xuất phát từ quan niệm của Rubinstein cho rằng có những yêu cầu chung và những yêu cầu chuyên biệt, Merlin cũng phân biệt ra những năng lực chuyên biệt và những năng lực chung. Giữa hai loại năng lực này có những bước quá độ có phân bậc. Một nhiệm vụ cụ thể không thể được hoàn thành chỉ bằng các năng lực chung, cũng như vậy, không có nhiệm vụ chung nào lại có thể hoàn thành chỉ nhờ vào các năng lực chuyên biệt. Merlin đã tìm cách phát biểu khái quát về cấu trúc của năng lực và tìm cách nhận thức về độ khái quát của chúng. Ông không quan tâm đến những yếu tố của một năng lực riêng lẻ ông xem xét năng lực đó như là hệ thống tích hợp của nhiều yếu tố tâm lí. Theo Merlin, dù các thuộc tính quan trọng đối với một hoạt động được thực hiện thành công với mức độ khác nhau thì giữa chúng cũng có mối quan hệ. Điều này được trình bày tốt nhất nhờ phương pháp thống kê tuyến tính và nhờ cách phân tích yếu tố về mặt cấu trúc. Tất nhiên một cấu trúc năng lực như thế khác với cấu trúc của các thuộc tính tâm lí không dựa trên kết quả của hoạt động. Những năng lực ít nhiều cần thiết cho hoạt động tạo nên cấu trúc chung của các năng lực. Bên cạnh đó những tiền đề hoạt động đặc biệt tạo ra cấu trúc chuyên biệt của năng lực.
Merlin đã phân ra 3 nhóm thuộc tính là: Khí chất, tính cách và năng lực (1970) giống như trong tâm lí học Xô viết vẫn quen thuộc và mối liên kết qua lại của các nhóm thuộc tính này tạo ra nhân cách. Những nhóm thuộc tính này được coi là các thành tố của nhân cách và cũng là những tiểu cấu trúc. Quan niệm trên đây của Merlin xuất phát từ những cơ sở sau đây:
+ Các thuộc tính khí chất, với tư cách là những đặc điểm tâm lí của cá nhân không tính vào những thuộc tính của nhân cách. Tất cả các thuộc tính có lẽ là độc lập tương đối.
+ Các thuộc tính tính cách không biểu hiện như một nhóm đặc biệt về các thuộc tính của nhân cách, vì mỗi nét nhân cách cũng có thể được hiểu như là thuộc tính của tính cách. Chỉ trong nghiên cứu, khi chức năng cá thể đặc biệt của các thuộc tính nhân cách được quan tâm xem xét thì người ta có thể trừu xuất nó và gọi nó là tính cách.
+ Năng lực cũng không biểu hiện như một nhóm đặc biệt của các thuộc tính nhân cách. Chúng có thể không chỉ là thuộc tính của tính cách mà còn là thuộc tính của cá nhân (Ví dụ, những đặc điểm cá nhân về khí chất, tri giác, trí nhớ và tư duy). Từ đó, mọi thuộc tính nhân cách có thể trở thành năng lực.
+ Khái niệm xu hướng không phải là nhóm đặc biệt của các thuộc tính tâm lí. Vì vậy mỗi thuộc tính của nhân cách là một yếu tố định hướng xác định. Merlin kết luận rằng, khí chất, tính cách, năng lực và xu hướng không phải là lớp các thuộc tính và do đó cũng không phải là tiểu hệ thống của nhân cách, mà là những chức năng khác nhau của thuộc tính của nhân cách.
Ông phản đối mọi nghiên cứu (ví dụ của Platônốp) hiểu nhân cách như là mối liên kết qua lại của các nhóm thuộc tính mà về mặt nguồn gốc thì chúng lại khác nhau (di truyền – tập nhiễm).
Theo ông không có những thuộc tính nhân cách được di truyền hay bẩm sinh và cũng không có những thuộc tính hoàn toàn độc lập với những cái di truyền. Merlin cho rằng các yếu tố tạo thành nhân cách chính là các thuộc tính của nó. Mỗi cái trong chúng vừa biểu lộ tính định hướng, tính cách, năng lực và do vậy phải hiểu cấu trúc nhân cách là sự tổ chức các thuộc tính nhân cách và sự tác động qua lại giữa chúng.
Để chứng minh quan điểm trên của mình, chính Merlin đã cố gắng nắm bản chất và quy luật của những liên kết thuộc tính trong xem xét về cấu trúc của nhân cách. Nhờ phương pháp thống kê toán học, các thực nghiệm đã giúp Merlin phát hiện được những mối liên kết của những thuộc tính ở đó xuất hiện những nhóm đặc biệt mà Merlin đã nhận ra được ý nghĩa của chúng. Nhờ khả năng giải thích của đại lượng đo tuyến tính mà Merlin đã chỉ ra được khả năng giải thích những liên kết thuộc tính như thế (liên kết thuộc tính này có thể phụ thuộc vào một, hai hay ba đại lượng). Cũng có trường hợp xuất hiện sự tuyến tính lẫn nhau của các phương thức hành vi và cả những điều kiện làm
nảy sinh chúng. Merlin gọi mối liên kết có thể có của các thuộc tính nhân cách là tổ hợp dấu hiệu. Để làm sáng tỏ điều này có hai phương pháp thích hợp sau:
1. Phân tích yếu tố.
2. Phương pháp đại lượng không biến đổi.
Phương pháp thứ hai trên đây không phải là phương pháp phân tích thay đổi nhiều lần mà là một thuật pháp mà cho đến nay Merlin chỉ mới vận dụng trong nghiên cứu các thuộc tính khí chất. ý nghĩa của thuật pháp này là: nếu như thay đổi độ lớn của mỗi một trong các đặc trưng liên quan mà sự phụ thuộc chức năng giữa chúng vẫn không đổi thì điều đó dẫn đến một đại lượng gọi là đại lượng không biến đổi hay đại lượng không đổi. Các thuộc tính tham gia tạo thành một cấu trúc vững bền.
Bằng ví dụ về những kích thước của nhân cách thu được qua phương pháp phân tích yếu tố của Cattell, Merlin chỉ ra rằng, các yếu tố của nhân cách là những tổ hợp dấu hiệu. Ở đây cần phải nghiên cứu về nguồn gốc động lực của nhân cách. Nghĩa là nghiên cứu về quy luật nguồn gốc xuất hiện, sự phát triển và sự thay đổi của mối quan hệ qua lại của các thuộc tính nhân cách. Việc này có thể thực hiện trong quá trình phát triển và dưới điều kiện của mâu thuẫn. Chính Merìin đã nghiên cứu vấn đề này trong những thể nghiệm mâu thuẫn của người bị mù. Trong trường hợp này lòng tự tin, sức lực riêng, năng lực riêng và liên quan với nó là một loạt những quan hệ hướng ra ngoài của nhân cách đã bị thay đổi. Trong mọi cố gắng nhằm cấu trúc các thuộc tính tâm lí nhiều vô hạn của nhân cách, với kết quả nghiên cứu thực nghiệm, Merlin đã đi đến kết luận là có thể rút ra những thuộc tính tâm lí được quy định do những quan hệ tuyến tính mạnh hay bằng nhau của nhân cách.
Mối liên kết qua lại này của các thuộc tính nhân cách dẫn đến sự xác định bên trong của hoạt động. Từ đây Merlin đã xây dựng những phạm trù trung tâm của mối quan hệ biểu hiện kiểu loại của tính định hướng vào bản thân và ra môi trường. Các yếu tố thông thường của nhân cách có lẽ là kết quả của sự chọn lựa ngẫu nhiên của sự liên kết các đặc trưng nhân cách.
Khác với Cattell đã đặt yếu tố quan hệ định hướng làm cơ sở, Merlin quan niệm rằng bản chất của quan hệ không phải là nguồn gốc năng lượng sinh học đặc biệt, mà là những quan hệ của con người.
Merlin coi việc đạt được một danh sách các tổ hợp dấu hiệu là bước quan trọng của quá trình nghiên cứu về cấu trúc nhân cách. Có lẽ đây là điều kiện cần cho việc xác định toàn diện và đầy đủ về kiểu xã hội của nhân cách. Sự mô tả và xác định thống nhất về cấu trúc nhân cách đòi hỏi phải phát hiện ra nguồn gốc hình thành và phát triển dưới những điều kiện xã hội cụ thể. Điều này chỉ đạt được thông qua xác định kiểu quan hệ xã hội.
Giữa tổ hợp các thuộc tính và quan hệ cơ sở có những mối tương quan sau:
+ Nhiều nhóm thuộc tính phân biệt với nhau không phải theo nội dung của các phần tử đại diện mà theo bề rộng của tổ hợp của chúng. Tổ hợp các thuộc tính càng rộng lớn thì quan hệ cơ sở càng khái quát. Theo nghiên cứu của Merlin thì ở những người Xô viết tiên tiến có mối quan hệ khái quát là quan hệ đối với tập thể và đối với lao động (Merlin, 19701.
+ Đặc trưng lực hay tính tích cực của các mối quan hệ của con người có ý nghĩa quan trọng. Tính tích cực là cơ sở cho từng tổ hợp thuộc tính nhân cách. Ở đây là mức độ ảnh hưởng của năng lượng động cơ, mục nâng cao hay hạ thấp chức năng hoạt động tâm lí do ảnh hưởng này của các quan hệ của nhân cách. Những nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu trong điều kiện mâu thuẫn tâm lí và thể nghiệm tâm lí sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
+ Tính bền vững và đàn hồi của các tổ hợp thuộc tính và của các quan hệ liên quan. Theo Merlin các tổ hợp dấu hiệu của tính tích cực lớn nhất có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự xác định tâm lí của nhân cách. Các thuộc tính chủ yếu của nhân cách không chỉ bộc lộ qua các nhóm thuộc tính khái quát rộng nhất mà còn qua tính tích cực.
Sự kết ghép các tổ hợp thuộc tính có thể được tạo ra nhờ phương pháp phân tích yếu tố qua các yếu tố thứ cấp. Dựa trên những kết quả này của Allport, Catten, Eysenck, Merlin đã phân ra 3 nhóm động cơ chủ yếu sau:
– Định hướng lí tưởng (động cơ lí tưởng, quan điểm và niềm tin). – Mong muốn tự thể hiện, tự thực hiện, tự làm đúng.
- Mong muốn thực hiện các nhu cầu vật chất và những thúc đẩy hữu cơ.
Theo Merlin, có thể các quan hệ bị quy định độc lập với nội dung và hướng bởi những động cơ khác nhau. Một thái độ tích cực đối với lao động chẳng hạn, có thể được thúc đẩy bởi lí tưởng (tức là quan hệ cộng sản chủ nghĩa) hay cũng có thể do lòng mong muốn tự thể hiện (tức là sáng tạo). Trong nguyên tắc này thì cả 3 yếu tố động cơ trên là đại diện cho những phần tham gia khác nhau. Tính phụ thuộc của một thuộc tính nhân cách vào một tổ hợp thuộc tính hoặc yếu tố sắp xếp thứ cấu (theo thứ bậc cấu trúc) được làm rõ qua những ảnh hưởng trội của các yếu tố động cơ. Từ tính trội cũng như tính yếu tương đối của chúng cho phép nói về tính toàn bộ, tính mâu thuẫn, tính hài hoà và không hài hoà của nhân cách. Tính toàn bộ có hai chất lượng khác nhau. Chúng tồn tại ở các cực không điều hoà như là tính toàn bộ đơn giản và tính cân bằng của cả 3 động cơ chủ yếu như là cái toàn bộ hài hoà.
Tóm lại, quan điểm của Merlin về nhân cách và về cấu trúc nhân cách thể hiện trong việc ông phân biệt các thuộc tính của cá nhân với các thuộc tính của nhân cách. Các thuộc tính cá nhân có
những cơ sở tâm lí trong kiểu khái quát, phần nào có các thuộc tính của hệ thần kinh, chúng không xác định hướng của hoạt động, nhiệm vụ và mục đích của con người. Chúng được xem là những điều kiện hay khả năng. Các thuộc tính của nhân cách được xác định một cách rõ ràng như là những quan hệ và những mong muốn. Chúng có cơ sở giải phẫu ở tính chất thứ cấp của hệ thống tín hiệu thứ hai. Chúng xác định nhân cách như là chủ thể của hoạt động nhằm thay đổi thế giới xung quanh. Trong hoạt động cửa mình nhân cách thực hiện những quan hệ cơ bản đối với con người, nhóm, đối tượng, hiện tượng và chính mình. Những mối quan hệ này phụ thuộc vào nhau và xác định nhiều đặc điểm của nhân cách, mà về mặt mô tả chúng biểu hiện như là tổ hợp dấu hiệu và đồng thời cũng biểu hiện những mối quan hệ đó. Phẩm chất riêng của các quan hệ được thể hiện trong động cơ và trong hướng của các mong đợi.
Bản thân các quan hệ không phải là những thuộc tính của nhân cách và chúng không xác định hiệu quả của sự phát triển trong thực tế khách quan. Sự phát triển này phụ thuộc vào chất lượng hoạt động tâm lí, nghĩa là vào thuộc tính cá nhân. Nhân cách được xác định bởi sự thống nhất của các thuộc tính cá nhân và bởi quan hệ nhân cách. Theo Merlin, điều này bộc lộ những khả năng và những mong muốn. Mâu thuẫn giữa những thuộc tính và những quan hệ của con người được hiểu như là mâu thuẫn chủ đạo trong cấu trúc của nhân cách và trong sự phát triển của nhân cách. Merlin cho rằng mối quan hệ qua lại của kiểu đặc trưng xã hội và loại cá nhân riêng phải trở thành điểm quan trọng nhất trong nghiên cứu tâm lí học nhân cách.