Mỗi con người đều được phát triển trong một xã hội cụ thể. Thông qua các thể chế, thông qua các mô hình văn hoá riêng trong việc giáo dục trẻ em của mình, xã hội tác động đến các phương thức mà con người sử dụng để giải quyết những mâu thuẫn. Điều này không chỉ gắn với khía cạnh sinh học mà còn gắn với khía cạnh xã hội – tâm lí. Cách hiểu của ông về vai trò của văn hoá là một đóng góp cơ bản cho phân tâm học. Trái hẳn với ý kiến của Freud về vai trò của tính dục, Erikson cho rằng, động lực đầu tiên của sự phát triển là có tính xã hội. Nhiều nhà tâm lí học đánh giá các yếu tố xã hội có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển tâm lí. Có thể vì lẽ đó mà lí thuyết xã hội – tâm lí của Erikson đã được truyền bá rộng rãi.
Các vấn đề lí luận cơ bản trong lí thuyết của Erikson bao gồm: Sự khác biệt cá nhân
Các cá nhân khác nhau ở sức mạnh của bản thân cái Tôi. Đàn ông và đàn bà khác nhau ở mức độ chế định của nhân cách bởi những khác biệt vè mặt sinh học.
Thích nghi và thích ứng
Một cái Tôi mạnh mẽ là chìa khoá của sức khoẻ, tinh thần. Nó xuất hiện thông qua việc giải quyết tốt 8 giai đoạn phát triển của cái Tôi, trong đó các lực lượng tích cực của cái Tôi mạnh hơn lực lượng tiêu cực (“tin tưởng” mạnh hơn “không tin tưởng”).
Các quá trình nhận thức
Cái vô thức là lực lượng quan trọng của nhân cách. Kinh nghiệm chịu ảnh hưởng từ phía các trạng thái sinh học, mà các trạng thái đó được thể hiện trong các kí hiệu và trò chơi.
Xã hội
Xã hội tạo ra các con đường phát triển nhân cách (từ đây có thuật ngữ “phát triển xã hội – tâm lí”. Các thể chế văn hoá thường xuyên ủng hộ sức mạnh của cái Tôi. (Tôn giáo ủng hộ cho lòng tin hay niềm hy vọng).
Ảnh hưởng sinh học
Các yếu tố sinh học là những yếu tố quy định quan trọng của nhân cách. Đặc tính giới của nhân cách chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đặc tính của “bộ máy di truyền”.
Sự phát triển của trẻ em
Trong sự phát triển của mình, trẻ em trải qua 4 giai đoạn xã hội – tâm lí. Mỗi giai đoạn có những khủng hoảng. Sức mạnh riêng lẻ của cái Tôi được phát triển trong điều kiện đó.
Sự phát triển của người lớn
Trong sự phát triển, thiếu niên và người lớn trải qua 4 giai đoạn xã hội – tâm lí. Và, trong mỗi giai đoạn đó lại có những khủng hoảng và tăng sức mạnh riêng rẽ lại được phát triển.
E. Erikson đã tách ra những khía cạnh xã hội trong mỗi thời kì mà Freud đưa ra. Xa hơn nữa, ông đã đưa ra quan điểm về tính giai đoạn trong suốt cả cuộc đời con người. Ông cũng đề xuất quan điểm tiếp cận đối với sự phát triển xuất phát từ tính kế tiếp của cuộc sống.
Thuyết xã hội – tâm lí của E.Erikson mô tả sự phát triển nhân cách với 8 giai đoạn. Mỗi giai đoạn mang theo mình một sự khủng hoảng xã hội – tâm lí. Khủng hoảng có thể được xem như một
bước ngoặt trong sự phát triển vì nó sẽ dẫn đến những sự chuyển hoá trong các mối quan hệ xã hội quan trọng. Theo Erikson, nhân cách được định hướng bởi chỗ: cá nhân xử sự như thế nào đối với những khủng hoảng xã hội – tâm lí đó. Mỗi sự khủng hoảng sẽ có thể đem lại những kết quả khác nhau. Trong mỗi sự khủng hoảng sẽ nảy sinh ra một sức mạnh của cái tôi, hay một “đặc điểm”, phù hợp riêng cho một giai đoạn nhất định. Sau đó, phẩm chất ở suốt cuộc đời được bao hàm trong vốn kĩ xảo của cá nhân. Mỗi phẩm chất được phát triển trong mối quan hệ với cực đối lập, tiêu cực. Sự tin tưởng được phát triển trong mối quan hệ với sự không tin tưởng, sự tự trị được phát triển trong mối quan hệ với sự xấu hổ v.v… Thông qua sự phát triển lành mạnh, tỉ lệ các sức mạnh sẽ cao hơn tỉ lệ sự yếu đuối. Ngoài ra, các sức mạnh này còn được phát triển trong mối quan hệ với những người có ý nghĩa, bắt đầu từ người mẹ và kết thúc bằng sự mở rộng diện tiếp xúc trong quá trình sống.
Các phẩm chất có được ở từng giai đoạn phát triển xã hội – tâm lí và khung cảnh xã hội của chúng. Các giai đoạn xã hội – tâm lý
Phẩm chất
Những mối quan hệ xã hội có ý nghĩa Các yếu tố tương đương trong xã hội 1. Tin tưởng– không tin tưởng Niềm hy vọng
Người mẹ
Trật tự của vũ trụ (ví dụ: Tôn giáo) 2. Tự trị – xấu hổ, nghi ngờ Ý chí Cha mẹ
Quy luật và trật tự
3. Sáng kiến – tội lỗi Tính mục đích Gia đình cơ sở
Các hình mẫu lí tưởng (ví dụ: vị thế của người đàn ông, đàn bà,…) 4. Siêng năng – Tự ti sự thành thạo
Xóm giềng, nhà trưởng Trật tự công nghệ 5. Bản sắc – không bản sắc Niềm tin
Bạn bè, các mô hình lãnh đạo Tư tưởng, thế giới quan 6. Gắn bó – cô độc Tình yêu
Bạn bè và bạn tình. Ganh đua, hợp tác Mô hình hợp tác, ganh đua
7. Sáng tạo – Trì trệ sự quan tâm Lao động và hoạt động xã hội
Các xu hướng giáo dục và truyền thống 8. Toàn vẹn – Tuyệt vọng Sự thông thái
“Loài người” và “Bản thân cái Tôi” Sự thông thái
Mặc dù mỗi phẩm chất có thời điểm phát triển tốt nhất của mình trong từng thời kì của cuộc sống, song nó có thể nhanh hơn hay chậm hơn tuỳ thuộc phần nào vào việc làm biến thể sự giải quyết trước đó (giải quyết xung đột ở giai đoạn trước).
Tuổi già (8)
Toàn vẹn - tuyệt vọng Thông minh (7)
Sáng tạo – Trì trệ Thanh niên (6) Gắn bó – Cô độc Thiếu niên (5)
Viễn cảnh thời gian – Không định hướng về thời gian Tin tưởng vào mình – Tự ý thực
Trải nghiệm vai trò – Định vị vai trò Học tập – Thiếu khả năng làm việc Bản sắc – Không bản sắc Phân cực giới tính – Nhầm lẫn uy tín Lãnh đạo và công sở - Nhầm lẫn uy tín Rõ ràng về tư tưởng – Nhầm lẫn giá trị Đi học (4)
Siêng năng – Tự ti
Đồng nhất công việc – Cảm giác vô dụng Mẫu giáo (3) Sáng kiến tội lỗi
Giải phóng vai trò – Kìm nén trải nghiệm vai trò Nhà trẻ (2)
Tự trị - Xấu hổ, nghi ngờ
Xu hướng tự khẳng định – Không tin tưởng vào bản thân Sơ sinh (1) Tin tưởng – Không tin tưởng Thừa nhận lẫn nhau – Cô lập (1) (2)
(3) (4) (5) (6) (7) (8)
Theo Erikson, nhân cách phát triển qua mỗi lần giải quyết tiếp diễn những xung đột giữa các nhu cầu của cá nhân và những đòi hỏi của xã hội. Ở mỗi giai đoạn, các xung đột phải được giải quyết ít nhất từng phần trước khi sự tiến bộ có thể đạt được ở nhóm những vấn đề tiếp theo.
Mỗi giai đoạn cần phải được xem xét cả từ góc độ cá nhân lẫn từ góc độ xã hội. Lí thuyết của Erikson đưa ra một cơ sở h luận để hoàn thiện chương trình về sự củng cố mối quan hệ giữa các thế hệ.
Ở bất kì giai đoạn nào, mọi sự thất bại trong việc giải quyết xung đột đều có thể gây nên những rối loạn tâm lí, ảnh hưởng đến phần còn lại của cuộc đời:
Erikson đã nghiên cứu và đưa ra quan điểm của mình về các vấn đề khác liên quan đến sự hình thành bản sắc của cá nhân (chẳng hạn, vấn đề giới, sự giải quyết bản sắc của đàn ông và đàn bà, vấn đề vị thế của bản sắc…). Đã có nhiều nghiên cứu của một số nhà tâm lí học ở Mĩ và phương Tây được thực hiện đã kiểm định những vấn đề lí luận mà ông đưa ra, trong đó có nhiều kết quả đã phủ nhận những kết luận của Erikson.
Tuy nhiên, đánh giá về lí thuyết xã hội – tâm lí của Erikson, có thể thấy rõ mặt mạnh của lí thuyết này là đã lưu ý đến yếu tố xã hội và lịch sử cũng như yếu tố gia đình vào trong số những sức mạnh có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách.
Thêm nữa, Erikson đã tính đến sự nối tiếp và sự chuyển hoá trong quá trình phát triển nhân cách. Erikson cũng tin rằng, bệnh nhiễu tâm không nhất thiết phải là hệ quả cửa những vấn đề ở thời thơ ấu và thay vì cá thể rối nhiễu, ông nhấn mạnh đến nhân cách lành mạnh.
1.5. Thuyết lo lắng của Karen Horney (1885 – 1952)
Giống như các nhà phân tâm học cổ điển của Freud, K. Horney tin rằng vô thức là sức mạnh hùng hậu của nhân cách. Tuy nhiên, bà bác bỏ quan điểm của Freud khi ông cho rằng vô thức được tạo thành từ các xung đột có liên quan đến các biểu hiện của libido. Theo Horney, xung đột tình dục không làm phát triển nhân cách. Bà cho rằng, các xung đột quan trọng nhất được tạo nên bởi những
vấn đề liên nhân cách không được giải quyết. Horney nhất trí với Freud rằng, các xung đột cơ bản là những xung đột làm hư hỏng nhân cách, thường khởi phát từ tuổi nhỏ và những xung đột này thường tập trung vào mối tác động qua lại giữa cha mẹ và con cái. Bà khẳng định rằng các yếu tố văn hoá có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của chúng và các lực lượng xã hội có ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà nhiều hơn là các yếu tố giải phẫu sinh lí.
Những vấn đề lí luận cơ bản trong lí thuyết của K. Horney: Sự khác biệt cá nhân
Các cá nhân khác nhau ở tính chất cân bằng của 3 loại định hướng liên nhân cách là: định hướng đến một người; định hướng chống lại mọi người và định hướng xa lánh mọi người. Đồng thời học có những “cái Tôi” được lí tưởng hóa khác nhau, dẫn đến những hình thức thích ứng khác nhau đối với sự lo lắng cơ bản.
Sự thích nghi và thích ứng
Sức khỏe muốn nói đến những tình thái liên nhân cách cân bằng: định hướng tới mọi người; định hướng chống lại mọi người và định hướng xa lánh mọi người. Phân tích tâm lí là liệu pháp có ưu thế nhưng cũng có thể được bổ sung bằng liệu pháp tự phân tích.
Các quá trình nhận thức
Các cơ chế tự vệ làm cản trở sự bừng hiểu (insight) nhưng việc nghiên cứu “cái tôi” có thể đưa đến kết quả. Xã hội
Văn hóa hết sức quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, đặc biệt đối với vai trò giới. Ảnh hưởng sinh học
Yếu tố sinh học ít quan trọng hơn nhiều so với sự khẳng định của phân tâm học chính thống. Phát triển của trẻ em
Sự lo lắng cơ bản và sự thù địch cơ bản là những xúc cảm nền tảng của trẻ em, phát sinh từ tình yêu không phù hợp của cha mẹ.
Phát triển của người lớn
Khi tuổi trẻ chín muồi, trong nhân cách diễn ra ít những thay đổi lớn. Sự lo lắng cơ bản và sự thù địch cơ bản
Sự lo lắng cơ bản là cảm giác của đứa trẻ khi không được giúp đỡ và bị nhấn chìm trong một thế giới thù địch tiềm ẩn.
Trẻ nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ không chỉ theo nghĩa chăm sóc về mặt cơ thể mà cả trên bình diện an toàn tâm lí. Trong trường hợp lí tưởng, đứa trẻ cảm nhận được rằng cha mẹ yêu quý, bảo vệ nó và như vậy nó được an toàn. Còn trong những hoàn cảnh không được lí tưởng như vậy, đứa trẻ cảm thấy hết sức sợ hãi và là nảy sinh ở nó sự lo lắng cơ bản. Sự chối từ của cha mẹ làm cho đứa trẻ trở nên độc ác và trạng thái này được Horney gọi là sự thù địch cơ bản. Tuy nhiên, đứa trẻ không có khả năng thể hiện sự thù địch bởi vì điều đó sẽ dẫn đến sự trừng phạt hoặc ghét bỏ. Sự thù địch này làm tăng sự lo lắng. Xung đột sẽ tăng lên trong đứa trẻ. Một mặt, nó cần đến cha mẹ và mong muốn được cha mẹ gần gũi, chăm sóc. Mặt khác, nó căm ghét cha mẹ và mong muốn trừng phạt họ. Xung đột cơ bản này là động lực thúc đẩy bệnh tâm căn. Đó là xung đột liên nhân cách, đối lập với xung đột libido của Freud là xung đột giữa mong muốn tình dục với các lực lượng cản trở từ phía xã hội.
Ba dạng giải quyết xung đột
1. Giải quyết theo cách tự hạ thấp tự làm xấu mình: sự nài xin tình yêu (“Nhân cách nhường nhịn”)
– Định hướng tới người khác
– Sự phụ thuộc một cách bệnh hoạn: có nhu cầu về người khác (bạn bè, bạn tình hoặc bạn đời).
– “Khổ thân tôi, khổ thân tôi”: cảm giác yếu đuối và không được giúp đỡ. – Tự quy phục: Tin vào sự vượt trội của người khác.
– Khổ hình: day dứt, đau khổ về người khác.
– Nhu cầu về tình yêu: mong muốn tìm được giá trị của bản thân trong các mối quan hệ. 2. Giải quyết theo cách bùng phát: sự nài xin quyền lực (“Nhân cách gây hấn”)
– Định hướng chống lại người khác.
– Tự ngưỡng mộ: phải lòng hình ảnh lí tưởng hoá của bản thân. – Sự hoàn thiện: chuẩn mực cao.
– Kiêu ngạo – thù hằn: lòng tự hào và sức mạnh.
– Nhu cầu được là người đúng: chiến thắng trong giao chiến hoặc ganh đua (Nhu cầu hiếu thắng).
3. Giải quyết theo cách từ bỏ: sự nài xin tự do (“Nhân cách cô lập”) – Định hướng rời xa người khác.
– Thường xuyên thiếu vắng hoặc rút lui khỏi những dự định: không chấp nhận cố gắng và thay đổi.
– Sự tồn tại vô vị: hình ảnh cuộc sống và hình ảnh bản thân bị gạt bỏ; rời bỏ những mong muốn và những trải nghiệm xúc cảm
– Tự hài lòng và độc lập: không bị khổ sở vì người khác. – Nhu cầu biệt lập.
Ba định hướng liên nhân cách
Trong trường hợp có xung đột cơ bản nảy sinh, đứa trẻ sẽ làm gì?
Nó có ba lựa chọn: hoặc là sự phụ thuộc và hướng tới cha mẹ; hoặc là sự thù nghịch; hoặc là chống lại cha mẹ và từ chối quan hệ với họ, rời xa họ. Sự lựa chọn này sẽ trở thành một định hướng liên nhân cách tiêu biểu của con người.
Một người bình thường, khoẻ mạnh về tinh thần sẽ có khả năng lựa chọn chiến lược hành động một cách linh hoạt (hoặc gần gũi, hoặc chống lại, hoặc rời xa), phù hợp với từng tình huống cụ thể. Ngược lại, ở những người mắc bệnh tâm căn, hành vi liên nhân cách không được cân bằng. Một số hành vi liên nhân cách có thể làm giảm sự lo lắng dường như không xuất hiện trong đầu họ. Một đứa trẻ không bao giờ được phép phê phán cha mẹ, khi lớn lên sẽ khó có thể tranh đua với những người khác một cách trung thực. Đứa trẻ bị chối bỏ sẽ khó định hướng tới người khác.
Phần lớn những người bị bệnh tâm căn thuộc về một khuynh hướng liên nhân cách. Horney phân họ thành ba loại, dựa vào sự định hướng cơ bản trong hành vi liên nhân cách của họ là định hướng tới người khác, định hướng chống lại người khác và định hướng rời xa người khác. Theo Bernard Paris thì ba loại định hướng này tương ứng với ba cơ chế tự vệ chủ yếu trong thế giới động vật là quy phục giao chiến, và chạy trốn.
Các con đường chủ yếu nhằm thích nghi với sự lo lắng cơ bản
Để giải quyết xung đột có liên quan đến sự lo lắng cơ bản, cá nhân trang bị cho mình những cơ chế tự vệ. Horney thừa nhận nhiều cơ chế tự vệ đã được các tác giả trước đó mô tả (chăng hạn như cơ chế thay thế) và bà cũng đã bổ sung thêm vào danh sách này một số cách tự vệ khác.
Theo Horney, để giải quyết xung đột giữa sự không được giúp đỡ và sự thù địch, tất cả những người bệnh tâm căn đều sử dụng một trong những chiến lược cơ bản sau đây:
– Làm mờ xung đột: định hướng tới người khác hoặc định hướng chống lại người khác.