1.5.1. Thẩm quyền quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã cụ thể hóa Hiến pháp
năm 2013, Điều 129 quy định thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia,
điều chỉnh địa giới hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính, giải quyết tranh chấp liên quan đến ĐGHC của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Về thẩm quyền xây dựng, trình đề án xác lập, điều chỉnh địa giới hành chính: Luật cũng giao
cho Chính phủ và chính quyền địa phương trong việc xây dựng, thẩm định, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền và quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính; phân loại đô thị; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính. Đối với cấp xã, Chính phủ là chủ thể có thẩm quyền cao nhất xây dựng, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
1.5.2. Lộ trình, thời gian thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp
đơn vị hành chính cấp xã, quy định:
- Năm 2019: Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định pháp luật
liên quan đến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã. Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp
các đơn vị hành chính cấp xã có diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định. Đồng thời, khuyến khích các địa phương thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính còn lại chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định để giảm số lượng đơn vị hành chính. Kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, bốtrí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giải quyết chếđộ, chính sách dôi dư tại các
cơ quan, tổ chức, đơn vị ở các đơn vị hành chính cấp xã tiến hành sắp xếp (thực hiện hàng năm trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021).
- Năm 2020: Tổ chức thành công đại hội đảng bộ cấp xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 tại những đơn vị hành chính mới hình thành sau khi sắp xếp. Tiến hành sắp xếp, bốtrí đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và giải quyết chếđộ, chính sách đối với những người dôi dư sau đại hội đảng bộ cấp xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 tại những đơn
vị hành chính cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp.
- Năm 2021: Tổ chức thành công cuộc bầu cửđại biểu hội đồng nhân dân và kiện toàn tổ chức của hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại những đơn vị hành chính mới hình thành sau khi sắp xếp. Tiến hành sắp xếp, bốtrí đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và giải quyết chếđộ, chính sách đối với những người dôi dư sau khi kiện toàn tổ chức của hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại những đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp. Tổng kết việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trong
giai đoạn 2019 - 2021. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các quy định pháp luật về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính, bảo đảm phù hợp với thực tiễn và xu thế
phát triển của đất nước; xây dựng và hình cấp có thẩm quyền về quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp. Trên cơ sở đó, thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành
chính cấp xã trong giai đoạn 2022 - 2030.
1.5.3. Về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- UBND cấp tỉnh rà soát các tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số để xây dựng Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã; trong đó, diện tích tự
nhiên của đơn vị hành chính được xác định theo số liệu kiểm kê đất đai gần nhất của BộTài nguyên và Môi trường tính đến thời điểm lập đề án sắp xếp đơn vị hành chính;quy mô dân số của đơn vịhành chính được xác định theo số liệu dân số bình
quân năm gần nhất do Tổng cục Thống kê công bốtính đến thời điểm lập đề án sắp xếp đơn vị hành chính và báo cáo Chính phủ, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và hướng dẫn của Bộ Nội vụ thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2021. Đề án phải
được UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức lấy ý kiến cử tri trong phạm vi địa bàn sắp xếp liên quan, tổng hợp các ý kiến gửi UBND cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp theo trình tự, thủ tục tổ chức lấy ý kiến cử tri quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và hướng dẫn của Chính phủ. Phương án, đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải được HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tại các
đơn vị hành chính có liên quan thảo luận, biểu quyết tán thành hoặc không tán thành chủ trương sắp xếp. Các kết quả trên là một bộ phận quan trọng trong hồ sơ đề án báo cáo Chính phủ, trình ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Việc lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã được thực
hiện trên cơ sở UBND cấp tỉnh gửi nội dung phương án, đề án sắp xếp đơn vị hành
chính có liên quan đến UBND cấp huyện, cấp xã để thực hiện việc lấy ý kiến cử tri.
Danh sách cử tri được niêm yết trong thời hạn 15 ngày trước ngày tổ chức lấy ý
kiến cử tri. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải hoàn thành việc lấy ý kiến cử
tri và tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri gửi Ủy ban nhân dân cấp trên và Hội đồng
nhân dân cùng cấp trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi phương án, đề án sắp xếp đơn vị hành chính và mẫu phiếu lấy ý kiến. Các nội dung
khác về trình tự, thủ tục tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án, đề án sắp xếp đơn vị
phương và hướng dẫn của Chính phủ.
- Họp HĐND các cấp thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã:
Trên cơ sở đề án, phương án sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, ý kiến của cử tri địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tại các đơn vị hành chính có liên quan thảo luận, biểu quyết về việc tán thành hoặc
không tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính theo trình tự từ cấp xã đến
cấp huyện, cấp tỉnh. Việc thảo luận, biểu quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành
chính được thực hiện tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.