Những thuận lợi, khó khăn khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 90 - 95)

2.5.1. Thuận lợi

- Sự vào cuộc và tạo điều kiện của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp lại đơn vịhành chính chưa đạt chuẩn từđó tạo cơ sở

thống nhất chung cho quá trình tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp trên địa bàn huyện. Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nghiêm túc thực hiện đúng

tinh thần chỉđạo của Trung ương Đảng và Chính phủ trong việc sắp xếp.

- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước nói chung và địa phương nói riêng, nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước; bảo đảm hoàn thiện thể chế về đơn vị hành chính, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt

động hiệu lực, hiệu quả; góp phần phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Đáp ứng yêu cầu xây dựng nước ta trở thành

một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện Hải Lăng đã kịp thời ban hành

các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và thường xuyên tổ chức hội nghị để triển khai công tác sáp nhập xã, thị trấn đến các thôn, khóm trên địa bàn. Chỉđạo các xã, thị

trấn quán triệt chủtrương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thành lập Ban chỉđạo xã, thị trấn, Tổ lấy ý kiến vềphương án sáp nhập.

- Tên gọi của đơn vị hành chính cấp xã mới sau sáp nhập đã tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao, bởi vì các xã, thị trấn sáp nhập này có nguồn gốc trước

đây là một làng, một xã nhưng sau đó do địa bàn các xã quá rộng, không đủ điều kiện quản lý, mặt khác để thuận lợi trong việc tổ chức các cuộc kháng chiến chống Mỹ nên chia tách ra.

- Quá trình lấy ý kiến cử tri về phương án sáp nhập xã, thị trấn được Đảng

ủy, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo công khai, dân chủ, đúng tiến độ và theo quy định tại Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; kết quả cử tri đồng ý vềphương

án sáp nhập đạt kết quả cao: Hải Tân 91,8%; Hải Hòa 88,32%; Hải Thiện 97,57%; Hải Thành 71,7%; Hải Xuân 70,9%; Hải Vĩnh 91,39%; Hải Thọ 97,26%; thị trấn Hải Lăng 98,3%.

2.5.2. Khó khăn, vướng mắc

- Sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung

ương Đảng (khóa XII), tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo sáp nhập thôn, khóm chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 về sửa

đổi, bổ sung một sốđiều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 03/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trịđã xây dựng Đề án sáp nhập từ 98 thôn, khóm, còn lại 57

thôn, khóm. Tuy nhiên, đến ngày 03/12/2018 Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số số

chỉ đạo rà soát lại phương án, theo đó, sau khi rà soát phương án theo tiêu chuẩn mới, huyện Hải Lăng thực hiện sáp nhập còn lại 71 thôn, khóm. Như vậy, chỉ sau thời gian ngắn văn bản tiếp tục có sựđiều chỉnh, sửa đổi, bổ sung; điều này gây khó

khăn trong công tác triển khai thực hiện, nhất là những công việc quan trọng liên quan nhiều cấp, nhiều ngành và phải lấy ý kiến người dân... Hoặc Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy

định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã,

ở thôn, tổ dân phố, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/6/2019 và đến ngày 06/11/2019, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 13/2019/TT-BNV hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Đến nay (01/5/2020), tỉnh Quảng Trị vẫn chưa có văn bản

quy định về số lượng, chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã nên các xã, thị trấn sau sáp nhập vẫn chưa kiện toàn được các chức danh người hoạt động không chuyên trách theo quy định.

- Sắp xếp nhiều đơn vị hành chính là nhiệm vụ chính trị lớn, liên quan đến

nhiều lĩnh vực, chưa có tiền lệ thực hiện, vì vậy trong quá trình thực hiện các bước

công việc, nhất là ở cấp xã còn thiếu sự chủ động, trong chờ vào sự hướng dẫn của

cấp trên.

- Công tác tuyên truyền, vận động để tạo ra sự đồng tình ủng hộ của người

dân trong việc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính gặp nhiều khó khăn.

Một bộ phận người dân có tâm lý sáp nhập xã thì ảnh hưởng đến truyền thống, văn hóa làng xã.

- Sau khi sắp xếp, một số đơn vị hành chính cấp xã mới thành lập trên cơ sở

sáp nhập 02 xã vẫn không đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số nhưng không thể sáp nhập thêm xã khác vì các yếu tố đặc thù và sự đồng thuận của ngườidân chưa cao.

- Hải Lăng là địa phương có số lượng đơn vị hành chính cấp xã phải sắp

xếp nhiều nên số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách

cán bộ, công chức dôi dư rất lớn, đây là vấn đề phức tạp, khó khăn trong sắp xếp đơn vị hành chính. Bên cạnh đó, đồng thời, thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ- CP của Chính phủ và thực hiện bố trí Công an chính quy làm Trưởng Công an xã nên số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách các xã, thị

trấn sáp nhập dôi dư số lượng lớn.

- Các ngành cấp tỉnh chậm ban hành phương án khung, hướng dẫn để sắp

xếp, tổ chức bộ máy xã sáp nhập. Một bộ phận cán bộ, công chức còn tâm tư, lo

lắng phải chuyển đổi vị trí việc làm khác, nghỉ công tác để sắp xếp, bố trí; nhất là ổn định tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân, sắp xếp cán bộ, chuẩn bị văn kiện đại

hội và các công việc khác chuẩn bị đại hội.

- Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 quy định lộ trình sắp xếp giảm cán

bộ, công chức ở các xã sắp xếp trong thời gian 5 năm nhưng đối với chức danh theo

quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ như: Chủ tịch Ủy ban

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng các đoàn thể cấp xã, Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Quân sự là cán bộ, công chức. Khi sáp nhập 02 xã (thị trấn)thành 01 đơn vị

hành chính mới thì cũng chỉ bố trí 01 người giữ chức danh cấp trưởng, còn lại dôi dư là phải sắp xếp giảm ngay nên rất khó khăn, vì bố trí làm cấp phó là chức danh người hoạt động không chuyên trách, chỉ hưởng phụ cấp, không được hưởng lương.

Ngoài ra, do không thực hiện tuyển dụng mới nên đối với một số cán bộ Bí thư Đoàn xã, thị trấn hết tuổi theo Điều lệ Đoàn rất khó để sắp xếp, bố trí chức danh

khác hoặc việc xây dựng nguồn quy hoạch cán bộ trẻ kế cận tại địa phương.

- Theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 25/12/2019 của Bộ

Nội vụ thì trường hợp tuyển dụng đặc biệt vào công chức cấp xã đối với cán bộ thì yêu cầu phải có thời gian công tác làm cán bộ và tham gia bảo hiểm xã hội đủ 5

năm (60 tháng) trở lên; trong khi đó, một số chức danh cán bộ như Chủ tịch Ủy ban

Mặt trận, Trưởng các đoàn thể cấp xã có thời gian công tác chưa đủ 5 năm nên không thể sắp xếp, bố trí làm công chức cấp xã đối với những trường hợp đảm bảo

về chuyên môn, nghiệp vụ.

chưa phù hợp trong việc thực hiện giao dịch của người dân, còn chật hẹp nên khó

khăn trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, trong khi nguồn ngân sách địa phương chưa đảm bảo để đầu tư, xây dựng mới trụ sở làm việc.

- Nguồn kinh phí thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã chưa được quy định, hướng dẫn rõ ràng nên các đơn vị, địa phương gặp khó khăn trong

việc đề xuất và giải quyết cấp kinh phí.

2.5.3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc

* Nguyên nhân khách quan

- Trung ương chậm ban hành văn bản quy định, hướng dẫn việc sắp xếp đơn

vị hành chính cấp xã thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII và chưa đồng bộ, thiếu tính ổn định, cụ thể dẫn đến khó thực hiện, ảnh hưởng đến việc sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức, viên chức của các địa phương.

- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là vấn đề phức tạp, liên quan đến tất cả các mặt của đời sống xã hội ởđịa phương, liên quan đến quá trình lịch sử, truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán... ảnh hưởng đến tâm tư, nguyện vọng của cán bộ và Nhân dân nên việc tuyên tuyền để tạo ra sự đồng tình ủng hộ cần phải có thời gian.

- Ngân sách của địa phương còn khó khăn nên việc bố trí kinh phí phục vụ

việc sắp xếp đơn vị hành chính còn hạn chế.

* Nguyên nhân chủ quan

- Một số cấp ủy, người đứng đầu chưa có quyết tâm chính trị cao, chỉ đạo

chưa thật sự quyết liệt, còn tư tưởng trông chờ, giữ ổn định tổ chức, biên chế của

đơn vị mình. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong triển khai thực hiện có lúc

chưa chặt chẽ. Nhiều nội dung của Nghị quyết là vấn đề mới, khó nên một số cấp ủy xây dựng kế hoạch thực hiện còn chậm, còn có biểu hiện trông chờ sự chỉ đạo,

hướng dẫn cụ thể của cấp trên và triển khai thực hiện còn lúng túng.

- Thời gian triển khai thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã quá gấp nên chất lượng của việc xây dựng Đề án sáp nhập cũng như tổ chức thực hiện các

công việc sau khi có Nghị quyết số 832/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy

ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Trị gặp nhiều khó khăn.

- Mặc dù Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về

việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt

động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, có hiệu lực thi hành kể từ

ngày 25/6/2019; tuy nhiên, UBND tỉnh Quảng Trị chậm ban hành Quyết định giao số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã nên ảnh

hưởng đến việc bố trí các chức danh theo quy định.

- Việc xây dựng cơ chế, chính sách còn chậm, chưa phù hợp với tiến độ sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn đối với cấp dưới

chưa sát sao nên việc thực hiện có lúc, có nơi còn chậm. Việc ứng dụng công nghệ

thông tin trong công tác quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và quản lý cán bộ, công chức còn thiếu đồng bộ, chưa thống nhất giữa các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ

quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và cơ quan thuộc khối Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)