1.7. Kinh nghiệm sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
1.7.1. Kinh nghiệm sắp xếp tổ chức bộ máy của tỉnh Hà Tĩnh
Bài học kinh nghiệm lớn nhất của Hà Tĩnh trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy cán bộ, công chức là lấy đồng thuận của dân làm gốc. Tất cả các khâu từ lập
phương án, thống nhất tên gọi, nơi đặt trụ sở xã mới, lựa chọn cán bộ khi sáp nhập
Năm 2012, Hà Tĩnh đã bắt tay vào công cuộc sáp nhập thôn, xóm theo Nghị
quyết Trung ương 6, khóa XII. Từ thực tiễn này, cả hệ thống chính trịở Hà Tĩnh đã
được trang bị nhiều bài học quý trong việc sáp nhập ở thôn, xóm, tổ dân phố, đơn vị
sự nghiệp. Đặc biệt là việc sắp xếp tinh gọn đội ngũ cán bộ thôn vốn rất dày đặc. Từ
2.780 thôn (năm 2012), đến nay Hà Tĩnh chỉ còn 2.007 thôn, giảm được 773 thôn.
Đội ngũ cán bộ thôn xóm cũng được tinh giản đáng kể, giảm trên 24 nghìn cán bộ
cốt cán ở thôn, xóm, tổ dân phố.
Sau khi sắp xếp, số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở Hà Tĩnh hiện nay chỉ còn 8 người, trong khi đó xã loại 1 theo quy định của Nghịđịnh số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ là 14 người. Riêng đối với những xã khó khăn, do không bố trí được người kiêm nhiệm các tổ chức có chức
năng, nhiệm vụ tương đồng thì bố trí tối đa không quá 9 người. Từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII đến nay, Hà Tĩnh đã giảm 981/3.486 người hoạt
động không chuyên trách cấp xã.
Từ những kinh nghiệm thực tiễn đó, đầu năm 2019, Hà Tĩnh bắt đầu định hình lộ trình thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách bài bản, chặt chẽ. Với tâm thế táo bạo, quyết liệt, các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp từ
tỉnh đến cơ sở Hà Tĩnh từng bước có cách làm sáng tạo quá trình sáp nhập xã. Sau khi có chủ trương, Nghị quyết và các văn bản Trung ương được ban hành, Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo, chỉđạo, quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, nghị quyết của Trung ương. Tỉnh chủ động xây dựng các
phương án, đề án về sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã khách quan, khoa học với tinh thần quyết tâm cao nhưng không áp đặt cứng nhắc để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, đồng thời đảm bảo phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phương. Mặt khác, đa phần cán bộ, đảng viên, công chức
đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính các cấp. Xác định rõ thái độ, trách nhiệm của việc quán triệt, tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo và gương mẫu tham gia tổ chức thực hiện. Người dân tỏ thái độ
đồng thuận và tin tưởng với chủ trương, nghị quyết về thực hiện sáp nhập đơn vị
hành chính cấp xã.
Một lợi thế của Hà Tĩnh đó là hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất như hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, viễn thông được quan tâm đầu tư thỏa đáng, ngày
càng hoàn thiện, công tác cải cách hành chính đạt nhiều kết quả tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều hành, quản lý trên phạm vi rộng. Do đó, sau sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, công tác điều hành, quản lý của bộ máy sẽ ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn “nước rút”, trùng vào thời điểm chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở nhiệm kỳ 2020-2025 và bầu cửđại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026. Vì thế, việc triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương trong khoảng thời gian ngắn ít nhiều sẽ có những tác động, khó khăn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện, nhất là ở cấp cơ sở.
Xây dựng phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã không chỉđơn thuần xét các tiêu chí “cứng” về quy mô dân số và diện tích tự nhiên mà còn phải chú trọng cân nhắc kỹ các yếu tố “mềm”, đó là đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn
hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý - tự nhiên, cộng đồng dân cư và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Để hình thành được đề án sáp nhập đã là một bài toán lớn đối với mỗi địa phương. Tại Can Lộc, từ cuối 2018, huyện đã tập trung tuyên truyền, truyền tải chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã đến từng người dân, thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức rà soát toàn bộ các xã, thị trấn và xác định các xã không đảm bảo 50% của cả 2 tiêu chí buộc phải sắp xếp. Theo đó, địa phương này có 8 xã thuộc diện phải sáp nhập là: Kim Lộc, Song Lộc, Trường Lộc, Yên Lộc, Vĩnh Lộc, Khánh Lộc, Tiến Lộc và thị trấn Nghèn. Trong đó, có 2 nhóm 3 xã sáp nhập làm 1, Tiến Lộc sáp nhập vào thị trấn Nghèn. Sau sáp nhập, huyện Can Lộc giảm được 5 xã.
Quá trình sáp nhập xã của địa phương phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Ngoài việc phải thực hiện gấp rút thì từ trước đến nay đã nhiều lần có chủ trương
chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp, điều này khiến nhân dân có nhiều
tâm tư. Đặc biệt, những năm gần đây, các địa phương tập trung nhân lực, vật lực
đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Hệ thống cơ sở vật chất, hạ
tầng được đầu tư xây dựng bài bản, đồng bộ. Bây giờ sáp nhập sẽ lãng phí không ít.
Điều này không chỉnhân dân băn khoăn mà cấp ủy, chính quyền các cấp cũng gặp khó trong việc giải bài toán cơ sở hạ tầng sau sáp nhập. Các xã cũ sau khi sáp nhập nếu không có phương án sử dụng hợp lý sẽ dư thừa nhiều, nhất là trụ sở làm việc của xã, trường học, trạm xá, nhà văn hóa thôn. Theo thống kê, sau khi sắp xếp xã, có 34 trụ sở hành chính trước mắt được sử dụng để làm trụ sở xã mới, 46 trụ sở hành chính dư thừa (trong đó có 34 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 8 xã đảm bảo yêu cầu hoạt động, 4 trụ sở xuống cấp).
Không chỉ cơ sở hạ tầng mà công tác sắp xếp, bố trí cán bộ cũng là vấn đề
trọng tâm, là mối quan tâm hàng đầu của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc xây dựng phương án, thực hiện các chính sách giải quyết đối với cán bộ dôi dư sau sáp
nhập là bài toán khó giải nhất do liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như
ngân sách, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, việc lựa chọn, bố trí cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cho xã mới gặp rất nhiều khó
khăn do đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay cơ bản đã được chuẩn hóa theo quy
định nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể của Trung ương. Sốlượng cấp trưởng, nhất là cán bộ cấp phó dư thừa, sau khi sáp nhập 3 xã với nhau thì việc lựa chọn, bố trí cán bộ, công chức cho xã mới khá bất cập. Công tác cán bộ làm sao phải đảm bảo “gọn”
nhưng phải “tinh”. Nếu thực hiện không tốt sẽ tác động lớn đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân”.
Ngoài ra, nhiều xã thuộc diện sáp nhập đang “đau đầu” với tình trạng nợ đọng, nhất là nợ xây dựng cơ bản, thậm chí là nợđọng kéo dài và có một số chính sách liên quan trực tiếp đến người dân với các mức độ khác nhau chưa được giải quyết dứt điểm. Tình trạng nợ cũ và các chính sách tồn đọng của người dân không
được giải quyết dứt điểm, dễ dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, gây bức xúc, bất bình trong doanh nghiệp và nhân dân.
* Bài học kinh nghiệm
- Thứ nhất, lấy dân làm gốc, chẳng hạn như ở huyện Can Lộc, tại các xã, thị
trấn sáp nhập, Ban Thường vụ Huyện uỷ dự sinh hoạt với các chi bộ thôn, xin ý kiến đảng viên về các nội dung như tên gọi của xã, nơi đặt trụ sở xã, lắng nghe đề
xuất của đảng viên. Sau khi thống nhất được phương án, lấy ý kiến cử tri về chủ trương sáp nhập. Nơi nào đảng viên thông qua thì nhân dân cũng đồng thuận. Huyện còn làm công tác tư tưởng đối với cả con em xa quê hương, động viên cán bộ chủ chốt gần đến tuổi nghỉhưu, điều chỉnh công chức trong huyện để không dôi
dư nhiều, duy trì các đoàn thểở xã cho đến đại hội các đoàn thể vào năm 2021 để
sắp xếp cán bộ.
- Thứ hai, giải bài toán về cơ sở vật chất, hạ tầng sau sáp nhập, công tác cán bộ, xử lý nợđọng đang được các địa phương ở Hà Tĩnh lần lượt hóa giải. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh, quan điểm nhất quán của tỉnh là phải tối ưu hóa phương án sử dụng cơ sở vật chất. Trụ sở các xã cũ sẽ tiếp tục chuyển giao cho xã mới, trên cơ sở đánh giá đúng chất lượng và công năng sử
dụng, các cơ sở vật chất dư thừa sẽđược làm thủ tục chuyển về thôn, xóm hoặc đấu giá xử lý đúng quy định, tránh lãng phí hoặc để xuống cấp, hư hỏng. Tuy nhiên, không phải xã nào cũng sử dụng hiệu quảcơ sở vật chất sau sáp nhập. Ngay cả khi sáp nhập thôn, xóm, tổ dân phốở Hà Tĩnh dư thừa hơn 600 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố. Đến nay, sau 5 năm những số nhà văn hóa dư thừa này vẫn đang “nghẽn”
phương án sử dụng do vướng những bất cập về thủ tục pháp lý. Đây là bài học nhãn tiền, các địa phương cần phải xây dựng phương án tối ưu nhất đối với hệ thống hạ
tầng sau sáp nhập xã để tránh tình trạng lãng phí tiền của do nhân dân đóng góp.
- Thứ ba, tập trung gỡ khó công tác cán bộ, để “gọn” bộ máy, Hà Tĩnh rà soát cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, huyện trên toàn tỉnh. Căn cứ vào Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/7/2015 về việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nghị quyết số
26/2015/NĐ-CP quy định chếđộ, chính sách đối với cán bộ không đủđiều kiện về
tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳtrong cơ quan
của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, thực hiện bố trí, luân chuyển chéo, ngang, dưới lên trên, trên xuống dưới, kịp thời bổ sung những vị trí, chức danh còn khuyết…Từđó Hà Tĩnh đã cơ bản giải quyết ổn thỏa đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dư thừa.
Ngày 20/8/2019, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số
164/2019/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động; người hoạt động không chuyên trách cấp xã trong quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2021. Trong
đó có nhiều chính sách cụ thể hỗ trợ tài chính cho đội ngũ cán bộ dôi dư sau sáp
nhập. Và để “tinh” bộ máy, với phương châm lựa chọn cán bộ tâm huyết, trách nhiệm, “vừa hồng vừa chuyên”, tỉnh Hà Tĩnh đã và đang rà soát, xây dựng lộ trình, quy chuẩn cán bộ, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã.
- Thứ tư, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là bước “đệm” nhân sự cho Đại hội Đảng cấp cơ sở nhiệm kỳ 2020-2025, có thể sẽ có chuyện chạy chức, chạy quyền. Do đó, không chỉ Hà Tĩnh mà tất cả các địa phương trên toàn quốc cần tăng cường công tác giám sát, có chế tài giám sát cụ thểđể “tai mắt” của dân là HĐND,
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể vào cuộc một cách sâu sát.