1.4. Đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
1.4.2. Yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010
đã đặt ra yêu cầu: "Quy định các tiêu chí cụ thể đối với từng loại đơn vị hành chính
ở nước ta để đi đến ổn định, chấm dứt tình trạng chia, tách nhiều như thời gian qua". Điều này cho thấy Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú ý đến việc bảo đảm tính
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính nhằm tạo cơ sở cho công tác tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ,
công chức... cho phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính. Mục tiêu của việc ban hành các văn bản này chính là nhằm tạo ra sự ổn định đơn vị hành chính nói
chung trong đó có đơn vị hành chính cấp xã. Nghị quyết số 653/2019/NQ- UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 quy định việc sắp xếp đơn vị
hành chính cấp xã phải đảm bảo các yêu cầu:
- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải đảm bảo chặt chẽ, có sự lãnh đạo
tập trung, thống nhất của cấp ủy đảng; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, không
gây xáo trộn trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã gắn với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh
giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục
và hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu phải có quyết tâm
chính trị cao, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự thống nhất cao trong
hệ thống chính trị và sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân.
- Trong quá trình thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính phải đồng thời
giải quyết chế độ, chính sách hợp lý cho cán bộ, công chức, người lao động có liên quan và có lộ trình bố trí, sắp xếp để bảo đảm đúng số lượngquy định.
Ngoài ra, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cần phải dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể:
- Tính phù hợp với đặc điểm tự nhiên: Trong thực tiễn, giữa các địa phương thường có những ranh giới tự nhiên như sông, suối, núi... và có thể lấy đây là một
cơ sở để xác lập phạm vi địa giới của một xã. Tính phù hợp với đặc điểm tự nhiên còn xuất phát từ đặc điểm của từng vùng miền mà sáp nhậpđơn vị hành chính cấp
xã cho phù hợp; với địa bàn những vùng khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa thì việc sáp nhậpđơn vị hành chính cấp xã phải khác với khu vực đồng bằng, đô thị.
- Diện tích tự nhiên là một tiêu chí cần chú ý. Tiêu chí này phản ánh mức độ khó khăn, thời gian thực thi công vụ và thời gian đi lại của công dân đến các cơ quan
quản lý nhà nước. Chẳng hạn, thời gian người dân đến trụ sở chính quyền huyện, xã ở
các vùng sâu sẽ nhiều hơn ở đồng bằng... Tuy nhiên, tiêu chí diện tích tự nhiên cần đặt trong tổng thể các yếu tố khác. Với sự phát triển của mạng lưới thông tin truyền
thông hiện nay, vấn đề khoảng cách, diện tích tự nhiên không còn đóng vai trò quan trọng như giai đoạn trước đây trong việc sáp nhậpđơn vị hành chính.
- Tiêu chí về lịch sử: Không gian lãnh thổ là một vấn đề có lịch sử lâu dài.
Đặc điểm của không gian lãnh thổ đã để lại dấu ấn lên tâm lý, tập quán canh tác,
sinh hoạt của dân cư. Chính vì vậy, khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải chú trọng, cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của các địa phương.
- Đơn vị hành chính phải bảo đảm tính kế thừa sự ổn định của các đơn vị
hành chính lãnh thổ hiện tại. Điều đó có nghĩa khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp
xã mới cần phải nghiên cứu, sử dụng các yếu tố tích cực hình thành do các hoạt động của cộng đồng dân cư trong lịch sử tạo ra và hiện vẫn đang phát huy tác dụng.
+ Tính ổn định và phát triển của sản xuất xã hội, thúc đẩy tăng trưởng, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phục vụ sản xuất và đời sống xã hội. Đó là mặt cơ bản của việc ổn định xã hội và phát triển cộng đồng;
+ Những giá trị chuẩn mực tốt đẹp của cộng đồng;
+ Tinh thần đoàn kết cộng đồng tạo nên sức mạnh bảo vệ lãnh thổ, duy trì an ninh của cộng đồng, nhất là những địa phương ở biên giới.
- Phù hợp với truyền thống văn hóa của dân cư: Mỗi khu vực, mỗi cộng đồng dân cư có những đặc trưng, bản sắc riêng đã được hình thành trong một thời kỳ tương đối dài. Chính vì vậy, việc sáp nhập đơn vị hành chính không nên tạo ra sự
chia cắt về vùng, miền văn hóa hoặc kết hợp giữa nhiều vùng, miền văn hóa có thể
dẫn đến những xung đột;
- Phù hợp với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng: Việc chia, tách, xác lập đơn vị hành chính phải bảo đảm phục vụ tốt hơn cho công tác bảo vệ an ninh, quốc
phòng, giữ vững trật tự an toàn xã hội, tránh những xung đột, tranh chấp do việc
chia, tách, xác lập đơn vị hành chính mới.