Yếu tố tác động đến việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 33 - 35)

- Về thể chế: Tính đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật. Sáp nhập cấp

xã sẽ đặt ra yêu cầu phải sửa đổi một loạt các văn bản quy phạm pháp luật. Trước

hết là các luật về tổ chức bộ máy: Luật Tổ chức chính phủ, Luật Tổ chức chính

quyền địa phương, Luật cán bộ, công chức, Luật Viên chức; các nghị định hướng

dẫn thi thành; các chính sách đối với cán bộ, công chức; các chính sách phát triển vùng; các chương trình mục tiêu quốc gia. Cùng với đó, tính đặc thù riêng biệt của các địa phương khi tiến hành sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã cũng sẽ là một

thách thức không nhỏ đặt ra cho những cơ quan, những nhà hoạch định chính sách,

pháp luật ở Việt Nam. Nếu không bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống, tính liên thông, tính phối hợp và có cái nhìn tổng quát trong quá trình sửa đổi, bổ sung hệ thống

chính sách, pháp luật sẽ rất khó bảo đảm được tính bền vững, tính hiệu quả của

Nghị quyết 37.

- Về thời gian: Khối lượng công việc khi thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính rất lớn nhưng làm trong thời gian ngắn. Nghị quyết 37 đã đề ra lộ trình tới năm 2021, các xã không đạt 50% cả hai tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số sẽ được sáp nhập. Thời gian chỉ còn hơn 2 năm thực hiện từ cuối năm 2019, năm

2020 và quý I năm 2021, cả hệ thống chính trị sẽ tập trung vào thực hiện Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ

2021-2026. Thời gian rất gấp, trong khi khối lượng công việc rất lớn: chờ Nghị

xây dựng đề án của các địa phương; phê duyệt đề án của các cấp, các cơ quan chức năng; tổ chức lấy ý kiến nhân dân; thông qua nghị quyết của HĐND; sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan; bố trí kinh phí thực hiện sắp xếp,… Có thể thấy, thời

gian gấp, khối lượng công việc lại nhiều, lộ trình nhiều công đoạn đòi hỏi sự đồng

thuận, nhất trí cao,.. là một thách thức đòi hỏi năng lực thực thi của đội ngũ cán bộ,

công chức khi triển khai thực hiện.

- Về yếu tố con người: Tầm hạn quản trị của chính quyền địa phương được

mở rộng, đòi hỏi năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải tương ứng; tư duy

quản trị phải hiện đại. Sáp nhập các xã không đủ tiêu chí về diện tích, dân số không đơn thuần là sự thay đổi theo phép cộng gộp cơ học các đơn vị hành chính nhỏ lại

với nhau, mà bản chất là kéo theo sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

phương thức quản trị quốc gia. Mục đích thực sự của sắp xếp các đơn vị hành chính là làm cho bộ máy công quyền hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; phục vụ nhân dân,

phục vụ xã hội tốt hơn; phương thức vận hành nền công vụ tốt hơn để thúc đẩy sự

phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, cần phải có tư duy mới và năng lực trong thiết kế,

vận hành bộ máy quản trị quốc gia, quản trị địa phương xứng với tầm hạn quản trị được mở rộng hơn. Mặt khác, công tác triển khai việc sáp nhập xã, thị trấn của các địa phương vẫn còn lúng túng, các cấp chính quyền ở cấp huyện, xã cũng như đội ngũ cán bộ xã chưa thống nhất về chủ trương của Đảng trong việc sắp xếp các đơn

vị hành chính cấp xã.

- Về sắp xếp, tổ chức bộ máy: Giải quyết những vấn đề về nhân sự, việc sắp

xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính luôn gặp những vấn đề về nhân sự, về việc bố

trí, sắp xếp nhân sự. Chính vì vậy, cần tập trung vào tuyên truyền mạnh mẽ, tạo nên sự đồng thuận của cán bộ, công chức ở các đơn vị cần sáp nhập. Khi sắp xếp đương

nhiên sẽ có một lượng cán bộ công chức dôi dư nhưng địa phương lại chưa xác định

được giải pháp để giải quyết số lượng này như thế nào, trong bối cảnh Chính phủ

mới ban hành Nghị định 34/2019NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số quy định về

cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố thì số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách

cấp xã giảm so với quy định hiện hành. Mặt khác, việc bố trí Công an chính quy về đảm nhân các chức danh ở cấp xã nên số lượng dôi dư nhiều. Do đó, các địa

phương còn tâm lý ngại, né tránh và không muốn làm.

- Yếu tố lịch sử, văn hóa: Việc sáp nhập dân cư phải xem xét đến yếu tố lịch sử, văn hóa, tập quán của từng địa phương, do đó trong công tác chỉđạo sáp nhập cần có lộ trình phù hợp. Đối với những địa bàn mà thực hiện sáp nhập có sự đồng thuận cao của nhân dân, hiển thị rõ lợi ích trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế-xã hội thì tiến hành sáp nhập; những địa phương mà nhân dân chưa đồng thuận thì hết sức thận trọng tổ chức họp dân, vận động, thuyết phục và làm từng bước.

Trước lúc tiến hành sáp nhập cần nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, nhất là ý kiến của nhân dân về những vấn đề còn bàn cãi, tranh luận chưa thống nhất. Đặc biệt là nắm rõ về những đặc thù phong tục tập quán, lối sống của từng vùng, trong

đó phải chú ý đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đạo. Riêng đối với các

địa bàn miền núi, vùng biên giới phải cân nhắc về quy mô số hộ theo quy định gắn với các yếu tố địa hình gắn với quy mô dân cư đang sinh sống, từ đó đặt ra một lộ

trình sáp nhập hết sức khoa học và phù hợp. Nơi nào dễ làm trước, nơi nào khó làm

sau. Những nơi khó cần điều tra rà soát lại các yếu tố đặc thù, nắm bắt tâm tư,

nguyện vọng của dân, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để vận động tuyên truyền cho người dân hiểu về một chính sách đúngđắn của Đảng, Nhà nước đồng thời mạnh dạn đề xuất những khó khăn, vướng mắc từcơ sở, tìm hướng giải quyết phù hợp, thỏa đáng. Điều quan trọng phải đạt được mục tiêu sau sáp nhập là ổn định dân

cư, thúc đẩy kinh tế phát triển và đảm bảo trật tự trị an thôn xóm văn minh, hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)