Nguyên tắc việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 28 - 30)

1.4. Đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

1.4.3. Nguyên tắc việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định 03 nhóm nguyên tắc cơ

bản trong việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính nói

chung, trong đó có cấp xã tại Điều 128: Về định hướng xác lập đơn vị hành chính, Luật xác định nguyên tắc ổn định tổ chức và giảm bớt đầu mối quản lý nhà nước

theo tinh thần cải cách hành chính. Khoản 1 Điều này quy định “đơn vị hành chính

được tổ chức ổn định trên cơ sở các đơn vị hành chính hiện có. Khuyến khích việc

nhập các đơn vị hành chính, cùng cấp”. Về điều kiện bảo đảm xác lập, điều chỉnh địa giới hành chính, Luật đưa ra các điều kiện giới hạn “thực hiện trong các trường

hợp cần thiết” (khoản 2 Điều 128). Luật xác định rõ hơn các trường hợp hạn chế

việc giải thể đơn vị hành chính (khoản 3 Điều 128): Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia; do thay đổi

các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó. Như

vậy, các quy định này vừa mang tính nguyên tắc định hướng, vừa mang tính chất là

điều kiện pháp lý để xác định sự cần thiết khi xây dựng đề án sắp xếpđơn vị hành chính các cấp, góp phần hạn chế tình trạng chia tách, thành lập mới các đơn vị hành chính trong thời gian vừa qua.

- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện đúng thẩm quyền,

trình tự, thủ tục quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phươngnăm 2015, Nghị

quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản

pháp luật khác có liên quan.

- Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thì các đơn vị hành chính

tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, trừ trường hợp nhập từ 03 đơn vị hành chính cùng cấp trở lên hoặc nhập 02 đơn vị hành chính cùng cấp nhưng do có yếu tố đặc thù mà không thể nhập thêm đơn vị hành chính khác liền kề.

- Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ

máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tinh

giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; giải quyết chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, công

chức, viên chức, người lao động.

Ngoài ra, việc sắp xếpđơn vị hành chính cấp xã cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản khác:

- Bảo đảm quyền lãnh đạo thống nhất và quyền chủ động trong phát triển

kinh tế - xã hội của địa phương. Bảo đảm tính thống nhất, chỉnh thể trong tổ chức

quản lý và sự hài hòa về lợi ích. Mặt khác, quá trình sáp nhập đơn vị hành chính phải tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phát huy lợi thế của địa phương.

- Kế thừa các yếu tố lịch sử trong sáp nhập đơn vị hành chính. Mỗi đơn vị

hành chính có bề dày lịch sử, cộng đồng dân cư, truyền thống văn hóa, tâm lý cộng đồng cố kết qua thời gian. Các hình thức định cư của cộng đồng cùng với quy mô

lãnh thổ của nó là yếu tố địa xã hội của đơn vị hành chính - lãnh thổ. Yếu tố lãnh thổ và yếu tố dân cư là hai yếu tố không thể tách rời nhau chính vì vậy việc xác lập,

chia, tách hay sáp nhập các đơn vị hành chính cần phải tạo ra gắn kết giữa hai yếu

tố này. Việc tùy tiện nhập, tách các đơn vị hành chính cấp xã, vi phạm các yếu tố

lịch sử về lãnh thổ và cộng đồng dân cư sẽ dẫn đến những hậu quả về kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến sự đoàn kết cộng đồng.

- Nguyên tắc bảo đảm sự ổn định tương đối của các đơn vị hành chính. Sự ổn định của các đơn vị hành chính là điều kiện tiên quyết để đảm bảo giữ vững sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội. Việc điều chỉnh các đơn vị hành chính chỉ tiến hành khi thực sự cần thiết, khi có cơ sở thực tiễn. Mặt khác, việc đảm bảo ổn định tương đối đơn vị hành chính cũng đòi hỏi phải hạn chế việc sáp nhập các đơn vị hành

chính cấp xã một cách tùy tiện, chủ quan, sáp nhập cơ học các đơn vị hành chính

nông thôn vào đô thị. Điều này không những không tạo ra động lực phát triển mà còn gây khó khăn cho việc khai thác các nguồn lực của các địa phương.

- Nguyên tắc bảo đảm sự phân công, phối hợp thông suốt của hệ thống chính

quyền các cấp. Việc sáp nhập về quy mô của đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm sự quản lý thống nhất của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế - xã hội.

- Nguyên tắc đáp ứng yêu cầu của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội,

tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong đời sống xã hội. Việc sáp nhập các đơn

vị hành chính phải tính toán có quy mô hợp lý giúp cho người dân có thể thuận lợi

trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dễ dàng tiếp cận với các cơ quan công

quyền. Ngoài ra, cũng cần tính đến việc cung ứng các loại hình dịch vụ công đặc

biệt là các dịch vụ công cơ bản như giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội... giúp cho việc đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)