Một là, mấu chốt trong sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã là cán bộ, đảng viên phải thông, người dân phải hiểu và đồng thuận. Muốn vậy phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quán triệt nội dung Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa
của việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tạo sự đồng thuận và thống nhất cao trong tổ chức thực hiện.
Hai là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp phải có quyết tâm chính trị cao, quyết liệt và bám sát vào chủ trương, chỉ đạo của Trung
ương, của tỉnh, sự giúp đỡ, phối hợp của các sở, ngành của tỉnh để vận dụng sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện. Xây dựng kế hoạch thời gian cụ thể, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát.
Từ thực tiễn thực hiện trong thời gian qua có một số yếu tố để việc sắp xếp đơn vị hành chính được thuận lợi, đó là phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ; cách làm phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả, chắc chắn; phù hợp với quy hoạch tổng thể, yêu cầu phát triển. Bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, không gây xáo trộn lớn; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉđạo tập trung, thống nhất của cấp ủy đảng; quá trình thực hiện phải có kế hoạch, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, tổ chức liên quan; thời gian, lộ trình thực hiện cụ thể.
Ba là, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các nghị quyết, quy định của Trung ương
vào tình hình thực tế ởđịa phương, trên cơ sởđó ban hành các văn bản hướng dẫn sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động bán chuyên trách phù hợp, gắn với ban hành các chế độ, chính sách của tỉnh (ngoài chính sách chung của Trung ương) hỗ trợ đối với số cán bộ dôi dư do sắp xếp, số
cán bộ có nguyện vọng nghỉtrước tuổi.
Bốn là, gắn sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội; không ảnh
hưởng nhiều đến sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của nhân dân. Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Coi trọng và làm tốt công tác tuyên truyền; kiên trì vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân. Phải căn cứ theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số; đồng thời phải chú trọng cân nhắc kỹ
các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý - tự nhiên, cộng đồng dân cư và yêu cầu bảo
đảm quốc phòng an ninh, chính trị, trật tự xã hội. Trong quá trình thực hiện phải
đồng thời giải quyết chếđộ chính sách hợp lý cho cán bộ, công chức, viên chức có liên quan và có lộ trình bố trí, sắp xếp để bảo đảm đúng sốlượng quy định.
Năm là, sâu sát tình hình, thường xuyên giao ban, giải quyết kịp thời những
khó khăn, vướng mắc. Sau sáp nhập, tiếp tục bám sát địa phương và cơ sởđể giải quyết kịp thời những phát sinh trong sắp xếp cán bộ, công chức, chếđộ, chính sách, thủ tục hành chính và công việc cho người dân, doanh nghiệp sau những ngày đầu chính quyền cấp xã đi vào hoạt động.
Sáu là, tập trung nghiên cứu, vận dụng sáng tạo các quy định, hướng dẫn của cấp trên để xây dựng quy chế, quy định, chếđộ công tác phù hợp, hiệu quảđối với các mô hình mới, đồng thời quan tâm lựa chọn, bố trí cán bộ có trình độ, năng lực
đểđảm nhiệm những công việc nhất thể hóa chức danh lãnh đạo.
Bảy là, chỉđạo giải quyết, xử lý dứt điểm các tồn tại, khó khăn, vướng mắc, lắng nghe và thực hiện các đề xuất, kiến nghịchính đáng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cần phát huy vai trò của cấp
ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; nâng cao trách nhiệm, gương mẫu của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên.
Tám là, đổi mới cơ chế quản lý tài chính, tăng quyền tự chủ cho các đơn vị,
đồng thời công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách, khuyến khích tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Ngoài ra, để người dân được hưởng lợi là mục tiêu lớn trong sáp nhập đơn
vị hành chính cấp xã. Sau sáp nhập, các địa phương cần quan tâm, đầu tư nguồn lực thỏa đáng phát triển kinh tế, cơ sở vật chất, giao thông, nâng cao đời sống
nhân dân. Đây cũng là cách để tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Ngoài ra, việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, nhân dân sau sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã là việc làm cần thiết. Qua đó kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc nảy sinh ở cơ sở để tháo gỡ, tuyên truyền vận động nhân dân đồng thuận thực hiện nhiệm vụ chính trị chung.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước là nhiệm vụ chính trị
quan trọng. Thời gian thực hiện rất gấp, trong khi khối lượng công việc rất lớn: chờ
Nghị quyết của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nội vụ về sắp xếp các đơn vị hành chính; xây dựng đề án của các địa phương; phê duyệt đề án của các cấp, các cơ
quan chức năng; tổ chức lấy ý kiến nhân dân; thông qua nghị quyết của HĐND; sửa
đổi các văn bản pháp luật liên quan; bố trí kinh phí thực hiện sắp xếp,… Có thể
thấy, thời gian gấp, khối lượng công việc lại nhiều, lộ trình nhiều công đoạn đòi hỏi sựđồng thuận, nhất trí cao,.. là một thách thức đòi hỏi năng lực thực thi của đội ngũ
cán bộ, công chức khi triển khai thực hiện.
Thực trạng công tác triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
trên địa bàn huyện Hải Lăng bước đầu đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng, trong đó, các cấp chính quyền của huyện Hải Lăng đã tập trung, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để tạo sựđồng thuận, thống nhất cao và nhận thức ngày càng sâu sắc hơn trong toàn thể cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về
chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, qua khảo sát tại một số địa phương sáp nhập cho thấy việc nghiên cứu, thực hiện công
tác đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thiếu quyết liệt, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Việc nắm bắt tư tưởng cán bộ, đảng viên trong quá trình sắp xếp tổ
chức bộ máy ở một sốnơi còn lúng túng, chưa kịp thời, dẫn đến việc triển khai thực hiện còn gặp khó khăn. Tinh giản biên chế nhìn chung mới tập trung giảm sốlượng,
chưa gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm.
Qua phân tích, đánh giá việc thực hiện sắp nhập đơn vị hành chính cấp xã, huyện Hải Lăng, tác giảđã nêu ra những tác động, thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân
việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Đây là cơ sở cho việc nghiên cứu, tìm ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn tại huyện Hải Lăng để ổn định bộ máy và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã sau sáp nhập.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ