NHỮNG NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦN BẮC Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 27 - 31)

Nền kinh tế hoạt động với sự phát triển nhanh chóng của nhiều định chế tài chính, công cụ tài chính thì chuẩn mực an toàn đối với hệ thống ngân hàng luôn được đặc biệt quan tâm. Ủy ban Basel đã ban hành nhiều chuẩn mực an toàn được các ngân hàng áp dụng rộng rãi trên nhiều nước: Basel I, Basel II (2005), Basel III (2010). Mỗi chuẩn mực mới được ban hành đều mang tính toàn diện hơn, chú trọng nhiều hơn vào an toàn vĩ mô và tùy vào tình hình kinh tế của mỗi nước. Với Basel II, mọi rủi ro đều phải được lượng hóa bằng con số cụ thể và con số này sẽ chỉ ra rằng ngân hàng cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp rủi ro, từ đó các NHTM chủ động hơn trong công tác quản lý rủi ro của mình. Ủy ban Basel đã ban hành các nguyên tắc cốt lõi để kiểm soát nội bộ ngân hàng hiệu quả, liên quan đến các yếu tố của KSNB.

Các nguyên tắc vận hành KSNB trong NHTM theo Basel II:

Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và xem xét định kỳ các chiến lược kinh doanh chung và các chính sách quan trọng của ngân hàng; nắm bắt các rủi ro quan trọng đối với ngân hàng, đặt ra các mức độ có thể chấp nhận được đối với các rủi ro này và đảm bảo Ban Tổng Giám đốc tiến hành các bước đi cần thiết để nhận biết, định lượng, theo dõi và kiểm soát các rủi ro này; phê duyệt cơ cấu tổ chức; và đảm bảo Ban Tổng Giám đốc theo dõi tính hiệu quả của hệ thống KSNB. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc đảm bảo một hệ thống KSNB thích hợp và có hiệu quả được áp dụng và duy trì.

Nguyên tắc 2: Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm thực thi các chiến lược và chính sách được Hội đồng quản trị phê duyệt. Ban tổng giám đốc phải có khả năng dự

báo, đánh giá và xử lý rủi ro; có kỹ thuật, công cụ giám sát và kiểm soát phát sinh của

các ngân hàng; có biện pháp thu thập, phân tích, rà soát các báo cáo, dữ liệu; ghi nhận,

đánh giá rủi ro và có khả năng xử lý các trường hợp xấu có thể xảy ra.

Nguyên tắc 3: Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc có trách nhiệm khuyến khích các chuẩn mực đạo đức và phẩm chất trung thực, cũng như trong việc thiết lập một văn hóa bên trong ngân hàng. Hoạt động kiểm soát cần gắn với mỗi thành viên trong ngân hàng, được thiết kế mục đích tránh và xử lý các rủi ro có thể

phát sinh, do đó cần thiết lập các chính sách, thủ tục kiểm soát song song với những biện pháp xác minh việc tuân thủ các chính sách KSNB đó.

Nguyên tắc 4: Quản lý rủi ro là việc nhận diện, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của NHTM. Nội dung quản lý các loại rủi ro bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro tập trung, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng.

Nguyên tắc 5: Hoạt động kiểm soát phải luôn gắn liền với hoạt động hàng ngày của ngân hàng do đó cần có một cơ cấu tổ chức kiểm soát phù hợp với từng cấp độ kinh doanh: đánh giá mức độ ban đầu; điều khiển hoạt động thích hợp của các phòng ban hoặc bộ phận khác nhau; kiểm tra việc tuân thủ các giới hạn tiếp xúc và theo dõi trên không tuân thủ; một hệ thống chấp thuận và ủy quyền.

Nguyên tắc 6: Phân tách rõ nhiệm vụ, trách nhiệm một cách hợp lý giữa các cá nhân. Việc thiếu sự phân rõ nhiệm vụ là một trong những nguyên nhân của nhiều rủi ro gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Phân công công việc trái ngược, kiêm nhiệm không hợp lý có thể dẫn đến một cá nhân vừa làm vừa duyệt, nghiệp vụ không được kiểm soát trong những trường hợp mà một cá nhân có trách nhiệm: phê duyệt giải ngân và giải ngân thực tế; giao dịch ở cả hai ngân hàng; đánh giá hồ sơ cho vay và kiểm tra tính pháp lý hồ sơ.

Cần có kiểm tra, đánh giá định kỳ và kiểm soát độc lập về trách nhiệm và chức năng của các cá nhân quan trọng để giảm thiểu các nguy cơ gian lận có thể xảy ra. Cách kiểm soát hiệu quả nhất

Nguyên tắc 7: Thông tin và truyền thông cần được thực hiện xuyên suốt theo chiều từ trên xuống và từ dưới lên, giúp cho mọi nhân viên đều nhận được những thông tin cần thiết, hiểu rõ thông điệp từ nhà quản lý cấp cao để tất cả nhân viên đều ý thức trách nhiệm trong việc tuân thủ quy trình, quy định.

Nguyên tắc 8: Thông tin thị trường bên ngoài và dữ liệu nội bộ ngân hàng có liên quan đến việc ra quyết định của nhà quản lý nên đòi hỏi thông tin đáng tin cậy, kịp thời và dễ tiếp cận. Quyết định của nhà quản lý có thể bị ảnh hưởng bởi những thông tin thiếu tin cậy hoặc khi có sai sót bởi hệ thống. Các ngân hàng phải đặc biệt

chú ý các yêu cầu KSNB liên quan đến xử lý thông tin ở dạng điện tử do đó công nghệ cần đuợc đầu tu bài bản.

Nguyên tắc 9: Các ngân hàng đều công bố thông tin báo cáo tài chính lên hệ thống website, trên các phuơng tiện thông tin đại chúng nhằm cung cấp thông tin cho các đối tuợng bên ngoài, đồng thời cũng tăng độ minh bạch tài chính cho thị truờng, vì vậy, hệ thống thông tin kế toán cần đuợc đặc biệt quan tâm, các thông tin cần chính xác, trung thực.

Nguyên tắc 10: Hoạt động KSNB cần đuợc theo dõi liên tục. Giám sát các rủi ro

không chỉ cần đuợc thực hiện hàng ngày mà còn cần đuợc đánh giá tổng thể định kỳ. Việc giám sát liên tục đem lại lợi thế trong việc nhanh chóng phát hiện và sửa chữa kịp

thời các sai sót trong HTKSNB. Để đạt đuợc hiệu quả giám sát cao thì mỗi hoạt động

của ngân hàng cần đuợc tích hợp với HTKSNB, thuờng xuyên tạo ra các báo cáo KSNB

để xem xét. Hoạt động kiểm soát là thành phần tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động

của một ngân hàng. Các hoạt động kiểm soát cần đuợc thiết kế phù hợp với từng quy trình và giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua giám sát, các

khiếm khuyết của hệ thống KSNB cần đuợc báo cáo lên cấp trên và nếu là những

vấn đề

quan trọng hơn sẽ báo cáo cho hội đồng quản trị. Cần thiết phải có các chính sách kiểm

tra giám sát tài chính, khắc phục kịp thời các thiếu sót của các nhà quản lý.

Nguyên tắc 11: Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá độc lập tính thích hợp, việc tuân thủ cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về giám sát quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, cá nhân, bộ phận, bao gồm cả việc xác định tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đề xuất, kiến nghị đối với cấp có thẩm quyền và các bộ phận liên quan để xử lý các tồn tại, hạn chế. Đội ngũ cán bộ nhân viên cần đuợc đào tạo chuyên nghiệp, làm việc độc lập, có thẩm quyền sẽ thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ đuợc hiệu quả. Các chức năng kiểm toán nội bộ nhu là một phần của công tác giám sát của hệ thống KSNB. Bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động độc lập với hoạt động hàng ngày của ngân hàng nên sẽ đua ra những đánh giá đầy đủ về việc tuân thủ các chính sách một cách khách quan.

Nguyên tắc 12: Báo cáo lên các cấp lãnh đạo khi có sự thiếu hụt, sai sót trong KSNB. Các báo cáo kiểm soát đã được xác định trong hoạt động KSNB cần được báo cáo định kỳ, để có những biện pháp giải quyết kịp thời.

Nguyên tắc 13: Đánh giá rủi ro là một quá trình lặp đi lặp lại để nhận diện rủi ro và các thay đổi của chúng. Các ngân hàng cần tăng cường đánh giá và kiểm soát rủi ro, chủ động trong việc nhận diện rủi ro, xây dựng quy trình đánh giá và phân tích các rủi ro đó, từ đó xây dựng các chiến lược để giảm thiểu tác hại của rủi ro đến hoạt động kinh doanh.

1.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG VÀ BÀI HỌC CHO BACA BANK KHI THIẾT LẬP KSNB THEO BASEL II

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦN BẮC Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w