Kinh nghiệm của một số NHTM trong nước vận dụng Basel II khi thiết lập

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦN BẮC Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 31 - 34)

A BANK KHI THIẾT LẬP KSNB THEO BASEL II

1.4.1. Kinh nghiệm của một số NHTM trong nước vận dụng Basel II khi thiếtlập KSNB lập KSNB

Hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều áp dụng chuẩn Basel II từ hơn 10 năm về trước và đang dần chuyển sang áp dụng Basel III thì hiện nay tại Việt Nam, các ngân hàng mới bắt đầu áp dụng chuẩn Basel II từ năm 2018. Trong năm 2019 có 18 ngân hàng đáp ứng được chuẩn Basel II, đáng chú ý nhất là 2 ngần hàng được NHNN công nhận áp dụng chuẩn Basel II thành công: ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và ngân hàng Quốc tế (VIB). Đây là 2 “Ngân hàng Việt Nam xuất sắc” do The Banker đánh giá. Trong quá trình triên khai Basel 2, cả hai ngân hàng đã có lộ trình cụ thể, chủ động phối hợp với các Đơn vị tư vấn có uy tín và kinh nghiệm để tiến hành đánh giá một cách toàn diện thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tại ngân hàng, phân tích và chỉ ra sự chênh lệch với basel II trên các khía cạnh như: cơ cấu tổ chức, quản lý- quản trị, đo lường rủi ro, giải pháp công nghệ thông tin cho quản trị rủi ro. Các nhà quản lý cũng lập ra bộ phận chuyên trách triển khai Basel II để kết hợp với đơn vị tư vấn, thực hiện lộ trình rút ngắn khoảng cách chênh lệch. VCB và VIB đều là những ngân hàng có uy tín trên thị trường, có nguồn vốn và lợi nhuận tăng trưởng đều qua các năm, đây cũng là một thuận lợi lớn về chi phí vốn khi thực hiện triển khai Basel II. Tuy nhiên trong quá trình triển khai Basel II, mỗi ngân hàng đều gặp những khó khăn riêng.

Dưới đây là một số thách thức - cách giải quyết mang tính tham khảo cho các ngân hàng đang trong quá trình triển khai Basel II:

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:

- Hệ thống công nghệ thông tin và dữ liệu: thực tế triển khai tại Vietcombank cho thấy nhiều khó khăn trong việc khai thác, đồng bộ nguồn dữ liệu; chất lượng dữ liệu chưa được đảm bảo... ảnh hưởng lớn tới kết quả xây dựng mô hình và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành.

VCB đã tiếp tục ưu tiên rà soát, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu và các hệ thống công nghệ thông tin đi kèm; thiết lập các quy chế, quy trình cần thiết về quản trị dữ liệu, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng dữ liệu, qua đó đảm bảo và chuẩn bị sẵn sàng dữ liệu cho các yêu cầu liên quan đến Basel II.

- Nguồn lực triển khai: việc tập trung nguồn nhân lực và nguồn tài chính là một thách thức đối với ngân hàng trong bối cảnh hoạt động kinh doanh cạnh tranh rất lớn như hiện nay.

VCB đã xây dựng kế hoạch nguồn lực phù hợp với yêu cầu cần có một nguồn nhân lực chất lượng để xây dựng và triển khai hệ thống quản trị mới, hiện đại và mô hình phức tạp. Ngân hàng cần chủ động xây dựng kế hoạch nhân sự dài hạn, với chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm khuyến khích, phát triển nguồn nhân sự chất lượng cao và cam kết gắn bó.

- Thay đổi văn hóa kinh doanh và quản trị rủi ro: việc triển khai Basel II sẽ dẫn đến những thay đổi về nhiệm vụ, vài trò của các bộ phận khác nhau do vậy cần sự cố gắng, phối hợp của toàn bộ nhân viên trong ngân hàng.

Nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi: VCB đã chủ động xây dựng kế hoạch truyền thông, quản lý sự thay đổi đến từng cấu phần của chương trình, trong đó xác định rõ mục tiêu truyền thông, đối tượng bị ảnh hưởng, biện pháp thúc đẩy công tác chuyển đổi nhanh chóng và hiệu quả. Sự cam kết mạnh mẽ từ các cấp quản lý cao nhất là một yếu tố then chốt nhằm đảm bảo hiệu quả truyền thông.

- Khó khăn về đáp ứng vốn theo yêu cầu của Basel II: vốn cho rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng.. Mặc dù NHNN đã ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN

về tính vốn Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn một số nội dung Ngân hàng gặp vướng mắc cần được tiếp tục hỗ trợ giải đáp. Basel II là nội dung mới đối với các TCTD tại Việt Nam, nên cần thường xuyên có sự trao đổi, cập nhật với NHNN về định hướng, hướng dẫn triển khai.

Ngân hàng Quốc tế: VIB là ngân hàng có nền tảng quản trị rủi ro bài bản được chuyển giao từ cổ đông chiến lược Commonwealth Bank of Australia (CBA), một trong những ngân hàng được đánh giá là an toàn hàng đầu trên thế giới” nên việc triển khai Basel II được coi trọng và là tầm nhìn dài hạn về quản trị rủi ro của ngân hàng. Một số thách thức và kinh nghiệm của VIB cụ thể như sau:

- Hệ thống công nghệ thông tin và dữ liệu: đấy cũng là khó khăn chung của các

NHTM Việt Nam, khi mà công nghệ thông tin chưa được đầu tư thật sự đúng mực. về

phía mình, ngân hàng đã cố gắng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cơ sở hạ tầng công nghệ

thông tin, cơ sở dữ liệu. VIB đã chú trọng phát triển ngân hàng kỹ thuật số và hệ

thống ra

quyết định kinh doanh dựa vào phân tích cơ sở dữ liệu tự động, nên có nền tảng để tiếp

tục phát triển các ứng dụng phục vụ việc tính toán và quản trị tự động các chuẩn mực

vốn, cũng như chiết suất các thông tin cần thiết có sẵn để phục vụ việc tính toán, bảo đảm tuân thủ các quy định tại Thông tư 41/2016/NHNN.

- Nguồn lực triển khai: nhận biết được khó khăn về nhân sự chưa thực sự phù hợp để đáp ứng các yêu cầu Basel II, VIB đã dành sự quan tâm đúng mực đến bộ máy nhân sự, tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn để phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Thay đổi văn hóa kinh doanh và quản trị rủi ro: Ban điều hành VIB có tầm nhìn dài hạn, luôn coi trọng đến chuẩn mực quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro tiên tiến, minh bạch trong chiến lược phát triển bền vững của mình.

- Khó khăn về đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu theo yêu cầu của Basel II: đây là một trong những thách thức mà nhiều ngân hàng gặp phải khi triển khai Basel II. VIB đã liên tục đáp ứng tốt trong những năm qua, chủ động hoàn thành 3 trụ cột của Basel II, đầu năm 2019 VIB đã đáp ứng được trụ cột 1 và 3 sớm hơn 1 năm và trụ cột 2 sớm hơn 2 năm so với yêu cầu của NHNN, để đáp ứng được điều này ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên VIB đã chủ động, sẵn sàng trong quá trình

đầu tư triển khai dự án Basel II.

- Hệ thống kiểm tra kiểm soát còn nhiểu lỗ hồng khi triển khai Basel II, để hoàn thiện điểm này, Ban lãnh đạo VIB luôn nhất quán trong việc phát triển hệ thống quản trị với 3 lớp hàng rào bảo vệ: thứ nhất, các đơn vị kinh doanh và vận hành; thứ hai, các đơn vị chuyên trách độc lập chịu trách nhiệm kiểm soát rủi ro nằm dưới sự quản lý của Ban điều hành; thứ ba, hệ thống phối hợp với các bên kiểm soát độc lập với Ban điều hành như kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, các cơ quan thanh tra, giám sát từ bên ngoài...

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦN BẮC Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 31 - 34)