Bài học cho BACABANK

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦN BẮC Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 34 - 36)

Trong lộ trình áp dung Basel II, BAC A BANK cần có sự tính toán cho chi phí của từng giai đoạn thực hiện để không gây phát sinh chi phí quá lớn. Ngân hàng cần lập kế hoạch dự trữ thanh khoản và kế hoạch vốn dựa trên định kỳ kiểm tra sức chịu đựng với nhiều kịch bản có diễn biến bất lợi của thị trường để có thể xác định mức dự phòng thanh khoản và mức vốn mục tiêu phải nắm giữ trong ít nhất 3 năm tiếp theo. Điều này sẽ làm gia tăng thêm chi phí vận hành quản lý, chi phí dự trữ thanh khoản và chi phí vốn cho các ngân hàng.

Bên cạnh đó, ngoài mức vốn yêu cầu cho các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động theo quy định của Basel II, Thông tư 13 còn yêu cầu các ngân hàng phải thêm mức vốn cho rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, rủi ro tập trung, rủi ro trọng yếu khác. Điều này càng làm gia tăng thêm chi phí vốn cho các ngân hàng.

BAC A BANK cũng cần phân tích hiện trạng và đưa ra lộ trình triển khai Basel 2, tuân thủ triệt để quy định của NHNN về áp dụng Hiệp ước Basel II.

Chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng để sẵn sàng thực hiện đầy đủ những quy định liên quan đến hoạt động kiểm soát. Ngân hàng cần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với 3 tuyến bảo vệ độc lập, nên phải xây dựng cơ cấu tổ chức giám sát quản lý cao cấp, gồm các ủy ban thuộc HĐQT (ủy ban quản lý rủi ro, ủy ban nhân sự) và các hội đồng thuộc Ban Tổng giám đốc (hội đồng rủi ro, hội đồng ALCO, hội đồng quản lý vốn). Cơ cấu tổ chức này cũng buộc các ngân hàng phải tăng chi phí cho đội ngũ nhân sự.

Ngoài ra, ngân hàng cần xây dựng, nâng cao ý thức kiểm soát rủi ro trong toàn hệ thống.

Đầu tư phát triển cở sở hạ tầng công nghệ: ngân hàng cần phải đảm bảo thông tin, dữ liệu được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, đáp ứng các yêu cầu quản lý rủi ro, bảo đảm bảo mật an toàn thông tin và có các hệ thống dự phòng. Như vậy, BAC A BANK cần đầu tư nâng cấp, cập nhật hệ thống công nghệ thông tin thường xuyên, cũng như cơ sở dữ liệu chính xác, phù hợp với quy mô, cơ cấu và mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Để KSNB tại NHTM hiệu quả thì cần phải bao gồm 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát.

Trong chương này, tác giả đã hệ thống hóa và cụ thể hóa các vấn đề lý luận cơ bản về KSNB, đi sâu và làm rõ khái niệm, chức năng, vai trò của NHTM. Nêu ra những rủi ro thường gặp đối với NHTM và vai trò của KSNB. Khái niệm về KSNB, mục đích thiết lập KSNB trong NHTM đồng thời nêu rõ được lợi ích và hạn chế tiềm tàng của KSNB tại NHTM. Tác giả đã đưa ra kinh nghiệm của một số ngân hàng khi áp dụng Basel 2 liên quan đến vận hành KSNB.

Với những nội dung trên, chương này luận văn sẽ là tiền đề quan trọng giúp tác giả nghiên cứu và giải quyết những vấn đề thực tế của KSNB tại BAC A BANK, từ đó

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦN BẮC Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 34 - 36)