Trong tầm nhìn 2020 - 2022, Ngân hàng TMCP Bắc Á đang hướng tới mục tiêu không chỉ hoàn thiện tái cơ cấu mà phải phát triển đáp ứng yêu cầu hội nhập. BAC A BANK phấn đấu trở thành một ngân hàng có thương hiệu, chất lượng hoạt động hiệu quả, đem lại sự an tâm cho khách hàng.
Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính, năng
lực công nghệ, năng lực cạnh tranh ... Đây là một mục tiêu khả thi, đặc biệt khi hoạt động của BAC A BANK còn tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nó đòi hỏi ngân hàng phải có những biện pháp cải tổ mạnh và kiên quyết trên tất cả các mặt hoạt động của mình.
Nằm trong lộ trình Phương án Tái cơ cấu, BAC A BANK đã hoàn thành đúng thời hạn. Dự án Xây dựng quy trình, quy chế, rà soát dữ liệu và giải pháp tính toán vốn
áp dụng chuẩn mực Basel 2. BAC A BANK tiếp tục tiến hành Dự án áp dụng triển khai theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về Hệ thống kiểm soát nội bộ.
Mục tiêu năm 2021, BAC A BANK sẽ hoàn thành các chỉ tiêu như (5,5% doanh thu) và một số vấn đề trọng điểm như: Ngân hàng số, Thẻ tín dụng Master Card, Triển khai Basel II.
Thời gian tới, BAC A BANK sẽ khai thác lợi thế từ công nghệ 4.0 để tiếp cận phân khúc khách hàng trẻ hơn. Hợp đồng triển khai Ngân hàng số với Seers Group đã được ký kết vào cuối năm 2019, dự kiến sẽ chính thức vận hành sau 18 tháng, cung cấp các tiện ích vượt trội cho khách hàng. Mô hình Ngân hàng số khi triển khai sẽ tập trung phát triển một số mảng dịch vụ cốt lõi như thấu chi/tín dụng tiêu dùng, bảo hiểm, chi trả kiều hối, thanh toán hoá đơn, thương mại điện tử và các sản phẩm tài chính phái sinh khác để đáp ứng mọi nhu cầu tài chính cá nhân chỉ qua một chiếc điện thoại thông minh. Đồng thời, khuyến khích các đơn vị kinh doanh tinh chỉnh kế hoạch 2022 dựa trên thực tế hoạt động và nguồn lực hiện có để chung
tay, chung sức hoàn thành kế hoạch 2022. BAC A BANK sẽ ưu tiên xây dựng chính sách khuyến khích nhân sự, vinh danh những cá nhân xuất sắc vì sự “Tận Tâm - Sáng tạo - Cống hiến” nhằm củng cố nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững của Ngân hàng.
Đối với KSNB, Hội đồng quản trị BAC A BANK đã xác định trọng tâm hoàn thiện việc KSNB của ngân hàng đó là: "Tăng cường năng lực tài chính; tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý tài sản nợ - tài sản có theo chuẩn mực quốc tế; nâng cao năng lực rủi ro, thực hiện Dự án Basel II theo lộ trình. Kiện toàn mô hình tổ chức hoạt động của bộ máy kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đảm bảo thực hiện theo đúng Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2010 và KSNB được ban hành theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018, các văn bản liên quan, phù hợp với điều lệ của BAC A BANK đồng thời nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ và năng lực tham mưu của Ban Kiểm tra nội bộ".
Như vậy, yêu cầu tất yếu của Ban lãnh đạo ngân hàng là phải đổi mới, nâng cao hoàn thiện hoạt động KSNB. Hệ quả của điều này là giá trị gia tăng của hoạt động KSNB tạo ra cho tổ chức là hạn chế. Kiểm soát nội bộ chưa phát huy được vai trò củng cố quản trị doanh nghiệp, KSNB, hay việc quản trị rủi ro trong ngân hàng. Trong điều kiện hoạt động hiện nay, tác động của những hạn chế này tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng chưa bộc lộ rõ nét. Nhưng rõ ràng với xu hướng phát triển các hoạt động ngày càng đa dạng và phức tạp, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, BAC A BANK khó có thể đạt được mục tiêu trở thành một ngân hàng tiên tiến nếu không có chiến lược cải tổ và nâng cao hiệu quả của KSNB. Mặt khác, một bộ phận KSNB thực hiện được các chức năng nhiệm vụ như trong quy định của Basel sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động và củng cố khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Không phải ngẫu nhiên mà một đặc điểm chung của các ngân hàng tiên tiến trên thế giới là kiểm soát nội bộ vững mạnh. Nói một cách khác, để đạt được mục tiêu tổng quát của mình, BAC A BANK phải có chiến lược và giải pháp để cải tổ KSNB của mình từ chỗ định hướng vào quá khứ và mang nặng
những đặc điểm của KSNB trong giai đoạn mới phát triển, trở thành một bộ phận mang lại giá trị gia tăng thực sự cho ngân hàng.
Lường trước được thách thức bất ngờ có thể xảy đến từ nền kinh tế vĩ mô và những khó khăn thực tại trong việc giành giật thị trường đòi hỏi BAC A BANK phải có những bước cải tổ đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, có vị thế trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Để đạt được mục đích trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, việc nâng cao hoạt động KSNB được xem là một yêu cầu cấp bách nhất. Một hệ thống KSNB vững mạnh đồng nghĩa với hoạt động ngân hàng hiệu quả, các báo cáo tài chính với số liệu trung thực, chính xác, giảm thiểu các nguy cơ rủi do từ hoạt động tín dụng, các rủi ro pháp lý, rủi ro thanh khoản.... Ngoài ra KSNB tốt còn thể hiện ở việc đội ngũ nhân viên BAC A BANK tuân thủ quy định, quy trình của BAC A BANK, của pháp luật, các nguồn lực được sử dụng tối ưu nhằm đạt được mục tiêu của ngân hàng cũng như đem lại lòng tin, sự an toàn cho quyền lợi của khách hàng.
Từ những phân tích trên cho thấy tầm quan trọng của KSNB, từ đó luận văn đề xuất một số yêu cầu hoàn thiện hoàn thiện KSNB tại ngân hàng BAC A BANK với những nội dung sau:
- Hoàn thiện KSNB phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển, đặc biệt khi
Ngân hàng đang trong giai đoạn chuyển đổi hiện đại hóa toàn hệ thống theo mô hình bán lẻ mới. Để vươn mình trên nền kinh tế thế giới, ngân hàng cần phải có đội ngũ am
hiểu luật pháp quốc tế, phân tích được sự đa dạng của các nghành nghề trên thế giới. Khi hoàn thiện KSNB phải phù hợp với từng hoạt động thực tế tại ngân hàng, gắn liền
với định hướng, mục tiêu phát triển trong tương lại của toàn bộ hệ thống.
- Hoàn thiện KSNB giúp cho ngân hàng đạt được mục tiêu, tính hiệu lực hiệu quả trong các hoạt động; cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các đối tượng bên trong và bên ngoài; tuân thủ các quy định và luật lệ hiện hành; bảo vệ tài sản, sổ sách, thông tin.
- Hoàn thiện KSNB đảm bảo phù hợp với quy mô và đặc thù của ngành ngân hàng. Mỗi bộ phận và mảng nghiệp vụ cần có một quy trình kiểm soát phù hợp
để đảm bảo theo dõi, kiểm tra và đánh giá sát sao; từ đó giúp các nhà quản lý nắm bắt được tình hình kinh doanh và đưa ra các quyết định phù hợp.
- Con người là nhân tố chính trong hoạt động KSNB, vừa là nhân tố thực thi hoạt động ngân hàng, đem lại hiệu quả hoạt động đồng thời cũng là nhân tố tham gia trực tiếp trong quy trình KSNB. Do đó công tác đào tạo chuyên sâu và chế độ