* Rừng bị cạn kiệt:
- Nguyên nhân: Do chiến tranh hủy diệt, cháy rừng, chặt phá rừng, đốt rừng, quản lí kém.
- Biện pháp:
+ Ban hành chính sách bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.
+ Phòng cháy chữa cháy rừng, kiểm lâm chặt chẽ, giáo dục ý thức người dân… * Động vật bị giảm sút:
- Nguyên nhân: chặt phá rừng, săn bắt quá mức và bằng phương tiện hủy diệt... - Biện pháp:
+ Không phá rừng, cấm săn bắt và khai thác bừa bãi, ban hành Sách đỏ Việt Nam. + Xây dựng và mở rộng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.
B. Câu hỏi và bài tập
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy kể tên các loại đất của từng nhóm đất ở nước ta. Cho biết những nguyên nhân nào làm cho đất ở nước ta đa dạng?
Bài làm
- Nhóm đất feralit: Đất feralit trên đá badan, đất feralit trên đá vôi, đất feralit trên các loại đá khác.
- Nhóm đất phù sa: đất phù sa sông, đất mặn, đất phèn, đất cát biển, đất xám trên phù sa cổ.
- Nhóm đất khác và núi đá.
- Nguyên nhân: do đá mẹ, địa hình, khí hậu, nước, sinh vật và sự tác động của con người.
Câu 2. Giải thích tại sao đất feralit có màu đỏ vàng? Bài làm
Vì khi vào mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống đất đá. Đến mùa khô, nước lại di chuyển lên mặt đất mang theo oxit sắt, nhôm tích tụ gần mặt đất nên đất có màu vàng đỏ (đất feralit).
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 đến 14 và kiến thức đã học hãy kể tên các vườn quốc gia theo ba miền tự nhiên ở nuớc ta. Thảm thực vật của vườn quốc gia Mũi Cà Mau khác với thảm thực vật của vườn quốc gia Bạch Mã ở những điểm nào?
Bài làm
* Kể tên các vườn quốc gia theo ba miền tự nhiên:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Ba Bể, Tam Đảo, Ba Vì, Bái Tử Long, Cát Bà, Xuân Thuỷ.
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Hoàng Liên, Xuân Sơn, Cúc Phương, Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã.
- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Chư Mom Ray, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Chư Yang Sin, Phước Bình, Bidoup-Núi Bà, Bù Gia Mập, Núi Chúa, Cát Tiên, Lò Gò - Xa Mát, Tràm Chim, Phú Quốc, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Mũi Cà Mau, Côn Đảo.
* Thảm thực vật của vườn quốc gia Mũi Cà Mau khác với thảm thực vật của vườn quốc gia Bạch Mã ở những điểm:
+ Do nằm ở 2 miền khí hậu khác nhau, có độ cao khác nhau nên hệ thực vật của 2 vườn khác nhau rõ rệt.
+ Vườn quốc gia Bạch Mã nằm ở độ cao hơn 1400m, trong miền khí hậu Đông Trường Sơn, chịu tác động của gió mùa đông bắc nên có hệ sinh thái nhiệt đới gió mùa, phân hoá theo đai cao rõ nên có các loại rừng chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và trảng cỏ cây bụi…
+ Vườn quốc gia Mũi Cà Mau nằm ở vùng thấp, ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long, có khí hậu cận xích đạo gió mùa, không có sự phân hoá theo đai cao nên thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn,.
Câu 4. Đọc trích đoạn bài báo sau đây, hãy trình bày về tiềm năng và thực trạng
rừng Việt Nam theo dàn ý sau: