Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 34 - 38)

- Phân hóa từ Bắc xuống Nam: có 2 miền khí hậu (nêu lại đặc điểm khí hậu từng

3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

a. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Chạy dài từ Đà Nẵng (dãy Bạch Mã) đến Cà Mau, chiếm tới ½ diện tích cả nước. - Bao gồm Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long).

- Giáp: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Lào, Cam-pu-chia, Biển Đông.

b. Khí hậu

- Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc. + Nhiệt độ trung bình năm cao trên 250C.

+ Biên độ nhiệt năm nhỏ từ 3 – 70C.

+ Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao: trên các cao nguyên có độ cao lớn, khí hậu trở nên mát mẻ.

+ Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh tạo ra một mùa mưa lớn, cung cấp trên 80% lượng nước cả năm.

+ Gió Tín phong Đông Bắc hoạt động mạnh tạo ra một mùa khô có nắng, nóng gây gắt.

+ Gió mùa Đông Bắc lạnh ảnh hƣởng rất yếu tới miền. - Chế độ mưa trong miền không đồng nhất:

+ Nam Bộ và Tây Nguyên mưa mùa hạ kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10). + Duyên hải Nam Trung Bộ có mùa mưa ngắn và muộn (tháng 10, 11, 12), các tháng còn lại rất ít mưa, thời tiết nắng nóng gay gắt, nước bốc hơi mạnh. Đặc biệt Ninh Thuận, Bình Thuận là vùng ít mưa nhất nước ta.

c. Địa hình

Chia thành 3 khu vực

- Khu vực Tây Nguyên: gồm dãy núi Trường Sơn Nam và các cao nguyên có lớp phủ badan.

- Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ: là miền đồng bằng ven biển phía Đông Trường Sơn, đồng bằng nhỏ hẹp và không liên tục.

- Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng châu thổ rộng lớn mới bồi tụ với diện tích hơn phân nửa diện tích đất phù sa cả nước.

d. Tài nguyên phong phú và tập trung, dễ khai thác

- Khoáng sản: Bô-xit có trữ lượng lớn ở Tây Nguyên, dầu mỏ và khí tự nhiên thềm lục địa phía Nam có trữ lượng lớn.

- Đất đai:

+ Đất badan màu mỡ trên Tây Nguyên, đất xám ởĐông Nam Bộ thích hợp trồng cây công nghiệp: cà phê, cao su, tiêu, điều, chè...

+ Đất phù sa có diện tích lớn, phân bố trên đồng bằng sông Cửu Long, trên một số đồng bằng ven biển thích hợp trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả...

- Khí hậu: nóng quanh năm thích hợp cho các cây trồng nhiệt đới, trên một số cao nguyên ở Tây Nguyên có khí hậu mát mẻ thích hợp để trồng một số cây cận nhiệt. - Rừng: chiếm 60% diện tích rừng cả nước, trong rừng có nhiều gỗ quý, lâm sản, rừng ngập mặn có diện tích lớn thứ 2 thế giới.

- Biển: Bờ biển có nhiều vũng vịnh nước sâu, kín gió để xây dựng cảng, giàu có tài nguyên sinh vật biển: cá, tôm....

- Khó khăn: bão, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, xâm nhập mặn...

II. Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Sự phân hóa đa dạng của cảnh quan tự nhiên tạo ta những thuận lợi, khó

khăn gì cho sự phát triển KT-XH?

Bài làm

- Thuận lợi:

+ Thiên nhiên đa dạng, tươi đẹp hấp dẫn, là tài nguyên để phát triển du lịch sinh thái.

+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là điều kiện để phát triển kinh tế với nền nông nghiệp nhiệt đới đa canh, thâm canh và chuyên canh như lúa, cây công nghiệp, cây

ăn quả… và nền công nghiệp tiên tiến nhiều ngành như năng lượng, khai khoáng, luyện kim…

- Khó khăn: Việt Nam là vùng có nhiều thiên tai. Môi trường sinh thái dễ biến đổi, mất cân bằng. Nhiều tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt và hủy hoại (rừng, đất đai, động vật)

Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và kiến thức đã học, hãy giải thích

vì sao tính chất nhiệt đới của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại giảm sút lạnh mẽ?

Bài làm

Nguyên nhân:

- Vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam.

- Chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống.

- Không có địa hình che chắn. Các dãy núi cánh cung ở đây (cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) mở rộng về phía bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió đông bắc lạnh dễ dàng lấn sâu vào Bắc Bộ.

Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và kiến thức đã học, hãy cho biết

đặc điểm địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi của miền?

Bài làm

- Địa hình có độ dốc lớn nên độ dốc sông ngòi cũng lớn, khả năng bồi đắp phù sa hạn chế.

- Hướng TB-ĐN của địa hình quy định sông ngòi chảy theo 2 hướng chính: + Vùng Tây Bắc: hướng chảy TB-ĐN như sông Đà, sông Mã, sông Cả… + Vùng Bắc Trung Bộ: hướng chảy Tây – Đông như sông Bến Hải, sông Bồ.

- Địa hình núi tập trung ở vùng Tây Bắc kết hợp với hình dạng lãnh thổ ảnh hưởng đến chiều dài của sông: Vùng Tây Bắc sông dài, lưu vực rộng, còn Bắc Trung Bộ: sông nhỏ, ngắn do địa hình hẹp ngang.

- Dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam gây ra hiệu ứng phơn khô nóng vào mùa hạ nên mùa lũ của sông ngòi có sự phân hóa:

+ Vùng Tây Bắc: lũ vào mùa hạ từ tháng 6-10.

+ Vùng Bắc Trung Bộ: lũ vào thu đông từ tháng 9-12.

Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, 14 và kiến thức đã học hãy chứng

minh tài nguyên đất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ đa dạng.

Bài làm

- Phạm vi: Từ dãy núi Bạch Mã trở vào cực Nam.

- Tài nguyên đất khá đa dạng với nhiều loại đất khác nhau… - Nhóm đất Feralit:

+ Đất feralit trên đá bazan: tập trung chủ yếu ở cao nguyên của Tây Nguyên, Đông Nam Bộ…

+ Đất feralit trên các loại đá khác: chiếm diện tích lớn, phân bố rộng rãi ở vùng núi Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ...

- Nhóm đất phù sa:

+ Đất xám trên phù sa cổ: tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Duyên hải Nam trung bộ.

+ Đất phù sa sông: Tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ven sông Tiền, sông Hậu), rải rác ven các sông ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

+ Đất cát biển: phân bố dọc bờ biển, chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Đất phèn, đất mặn: chiếm 2/3 diện tích của Đồng bằng Sông Cửu Long và rải rác ở ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và kiến thức đã học, hãy đọc lát cắt địa hình từ A-B

Bài làm

- Tên lát cắt: Lát cắt từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình.

- Độ dài lát cắt: tỉ lệ bản đồ 1:3000000, khoảng cách đo được trên bản đồ từ A-B là 11cm, vậy khoảng cách thực tế là 11x3000000 = 33000000cm = 330km.

- Lát cắt chạy theo hướng TB-ĐN

- Đặc điểm địa hình: địa hình có độ dốc lớn, thấp dần từ TB xuống ĐN: Sơn nguyên Đồng Văn, núi Phia Booc 1578m, cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn đến đồng bằng Thanh Hóa.

- Sông ngòi: nhiều thung lũng sâu: sông Gâm, sông Năng, sông Cầu. PHẦN II. ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

(Atlat Địa lí Việt Nam trang 16) A. Nội dung kiến thức

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w