Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 88 - 92)

- Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây (sáp nhập vào Hà Nội 2008)

- Tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long (Quảng Ninh).

- Vai trò: tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Hãy giải thích tại sao Đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông

đúc nhất cả nước?

Bài làm

* Đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước vì:

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho cư trú và sản xuất.

- Vùng có lịch sử khai phá và định cư lâu đời nhất nước ta.

- Nền nông nghiệp phát triển sớm với hoạt động trồng lúa nước là chủ yếu nên cần nhiều lao động.

- Có thủ đô Hà Nội và mạng lưới đô thị dày đặc tập trung nhiều trung tâm công nghiệp, dịch vụ.

Câu 2. Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế

nào? Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.

* Tầm quan trọng:

- Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia .

- Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng (lúa gạo), mạng lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (phụ phẩm từ lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

- Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…).

* Thuận lợi:

- Đất phù sa màu mỡ thích hợp với việc thâm canh lúa nước.

- Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình là nguồn cung cấp nước cho sản xuất. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh có thể đa dạng hoá các loại cây trồng. - Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ thâm canh cao.

- Cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện (cơ giới hoá, thuỷ lợi, giống, phân bón …) - Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hợp lý.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn. * Khó khăn:

- Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường.

- Một số diện tích đất bị nhiễm mặn, thiếu nước tưới vào mùa đông.

Câu 3. Nêu vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng

bằng sông Hồng. Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực ở đồng bằng sông Hồng.

- Việc đưa vào gieo trồng các giống ngô có năng suất cao lại chịu rét, chịu hạn tốt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tăng được nguồn lương thực, vừa tạo nguồn thức ăn gia súc quan trọng để phát triển chăn nuôi.

- Ngoài ra cùng với ngô, nhiều loại rau củ quả có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như khoai tây, cà rốt, súp lơ, su hào… cũng được trồng nhiều vào vụ đông, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

- Ảnh hưởng: Bình quân lương thực trên đầu người của đồng bằng tăng, Đồng bằng sông Hồng đã có thể xuất khẩu một phần lương thực.

Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26 và kiến thức đã học, hãy trình bày

sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng. Giải thích vì sao ngành công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp trọng điểm của vùng này.

Bài làm

* Sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng:

- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm (chế biến nông sản): Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Phúc Yên, Hưng Yên, Văn Lâm, Phủ Lý.

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Phúc Yên, Nam Định.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Hà Nội, Hải Phòng, Phúc Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Nam Định.

- Công nghiệp cơ khí: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Phúc Yên, Hưng Yên, Văn Lâm, Phủ Lý, Nam Định.

* Ngành công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp trọng điểm của vùng này vì: - Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp.

- Nguồn lao động có chất lượng, có trình độ kĩ thuật cao.

- Sản phẩm công nghiệp cơ khí quan trọng của vùng là: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử.

- Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. - Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.

- Có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Đồng bằng sông Hồng và các vùng kinh tế khác: thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Có tác động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: phát triển công nghiệp, dịch vụ.

Câu 5. Cho bảng số liệu:

Năng suất lúa cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2000 – 2015 (Đơn vị: tạ/ha)

Năm 2000 2010 2015

Cả nước 42,4 53,4 57,6

Đồng bằng sông Hồng 53,6 59,2 60,6

Đồng bằng sông Cửu Long 42,3 54,7 59,5

a. Vẽ biểu đồ thể hiện năng suất lúa cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằngsông Cửu Long, giai đoạn 2000 – 2015. sông Cửu Long, giai đoạn 2000 – 2015.

b. Qua biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét và giải thích vì sao Đồng bằng sông Hồng

lại có năng suất lúa cao nhất nước ta.

Bài làm a. Vẽ biểu đồ cột ba 2000 2010 2015 0 10 20 30 40 50 60 70 42.4 53.4 57.6 53.642.3 59.254.7 60.6 59.5 Cả nước Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm Tạ/ha

Biểu đồ thể hiệnnăng suất lúa cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2000 – 2015

b.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w