Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 74 - 75)

1. Giao thông vận tải

a. Ý nghĩa: có ý nghĩa đặc biết quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, thực hiện các

mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước, thúc đẩy các vùng khó khăn phát triển.

b. Các loại hình giao thông vận tải

- Có đủ các loại hình vận tải, phân bố rộng khắp cả nước, chất lượng đang được nâng cao.

- Đường bộ: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giao thông, là phương tiện vận tải chủ yếu của nước ta.

+ Nhiều tuyến đường được mở rộng và nâng cấp.

+ Phần lớn các tuyến đường giao thông phát triển theo hai hướng chính: Bắc - Nam và Đông - Tây. Các tuyến đường quan trọng như quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 5, 18, 51, 22.

- Đường sắt: tuyến đường chính là đường sắt Thống Nhất từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có các tuyến đường từ Hà Nội đi Hải Phòng, Lào Cai, Thái Nguyên…

- Đường sông: mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long và lưu vực vận tải sông Hồng.

- Đường biển: được phát triển nhờ mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Ba cảng biển lớn nhất là cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn,…

- Đường hàng không: đang từng bước hiện đại hoá, mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa với ba đầu mối chính là Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất).

- Đường ống: đang ngày càng phát triển, chủ yếu vận chuyển dầu mỏ và khí.

2. Bưu chính viễn thông

- Phát triển nhanh và hiện đại cùng với sự phát triển kinh tế nước ta.

- Có nhiều loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông được phát triển và đa dạng góp phần tăng tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao dân trí và đời sống người dân.

- Số người dùng điện thoại tăng vọt, số thuê bao Internet cũng đang tăng rất nhanh.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 8, 9 đầy đủ (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w